Quy Nhơn là một thành phố lớn ven biển duyên hải Nam trung bộ, trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế của tỉnh Bình Định.
Trước khi thuộc về Việt Nam, Quy Nhơn là vùng đất của Champa, hiện tại xung quanh Quy Nhơn còn nhiều cụm tháp Chăm cổ kính trên dưới ngàn năm tuổi.
- Quy Nhơn được danh hiệu ” Thành phố Du lịch Sạch Asian 2020 do diễn đàn du lịch ASEAN ( ATF ) bình chọn
- ” Điểm đến hàng đầu thế giới ” do Hostelwworld bình chọn
Quy Nhơn – Lịch sử hình thành
Quy Nhơn thuộc vùng đất Đàng Trong, xứ Thuận Quảng, phát triển từ rất sớm, có lịch sử hình thành cùng với nền văn hóa Champa từ thế kỉ XI, Cảng Thị Nước Mặn từ thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XVIII, dưới thời Tây Sơn cuối thế kỉ XVIII.
Quy Nhơn có vị trí địa chính trị, điều kiện tự nhiên và xã hội cộng với tác động của sự phát triển nông công nghiệp phương Tây từ thế kỉ XIX khiến Quy Nhơn nhanh chóng thay đổi và phát triển
- Vua Thành Thái đã ra chỉ dụ thành lập thị xã Quy Nhơn vào ngày 20 tháng 10 năm 1898. Quy Nhơn trở thành đô thị tỉnh lị có hoạt động thương mại với nước ngoài sầm uất từ thời bấy giờ
- Đầu thế kỉ XX, nhiều công trình trường học, bệnh viện, khách sạn, công sở, nhà hát, tòa giám mục, đường sắt, nhà ga, … mọc lên trên 3 thập niên đầu của thế kỉ XX. Quy Nhơn nhanh chóng đô thị hóa, trở thành đô thị lớn trong khu vực.
- Ngày 30/ 04/ 1930 Toàn Quyền Đông Dương đã ra chỉ thị nâng cấp thị xã Quy Nhơn lên thành phố cấp 3. Quy Nhơn trở thành một trong những đô thị Việt Nam đạt tiêu chuẩn hành chính, kinh tế và văn hóa thời bấy giờ.
Quy Nhơn giai đoạn 1945 – 1975
Sau Cách mạng tháng tám, vào ngày 03/ 09/1945 Quy Nhơn được tổ chức theo quy chế Thị Xã, lấy tên Thị Xã Nguyễn Huệ.
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Quy Nhơn là hậu phương của chiến trường khu V và Tây Nguyên.
Quy Nhơn giai đoạn 1954 – 1975
Quy Nhơn thuộc quyền kiểm soát của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.
Ngày 30/09/1970, thủ tướng Việt nam Cộng Hòa ra sắc lệnh thành lập Thị Xã Quy Nhơn từ xã Quy Nhơn thuộc quận Tuy Phước, cộng ấp Xuân Vân của xã Phước Tấn, ấp Xuân Quang của xã Phước Hậu và trọn phần đất của Núi Bà Hỏa, cùng một phần đất ấp Hưng Thạnh của xã Phước Hậu lập ra 2 quận là Nhơn Bình và Nhơn Định.
A/ Quận Nhơn Bình gồm:
- Xã Quy Nhơn gồm các ấp Hải cảng, Đào Duy Từ, Nguyễn Du, Lê Lợi, Cường Để, Nguyễn Huệ, Hàm Nghi, Ghềnh Ráng.
- Xã Phước Tấn- ấp Xuân Vân
- Xã Phước Hậu – Ấp Xuân Quang
- Xã Phước Hải với các ấp Hải Đông, Hải Nam, Hải Minh, Hải Giang
B/ Quận Nhơn Định gồm:
Xã Quy Nhơn và các ấp Phan Bội Châu, Nguyễn Công Trứ, Lý Thường Kiệt, Bạch Đằng, huyền Trân, Tháp Đôi.
Ngày 11/06/1971 theo nghị định số 494 BNV/HCĐP/26/ĐT/NĐ của Tổng trưởng Bộ Nội Vụ Việt Nam Cộng Hòa, Thị xã Quy Nhơn được sắp xếp lại các đơn vị hành chính như sau:
Quân Nhơn Bình gồm 10 khu phố:
- Khu phố Trung Cảng ( Ấp Hải Cảng cũ )
- Khu phố Trung Từ ( Ấp Đào Duy Từ )
- Khu phố Trung Phú ( Ấp Nguyễn Du )
- Khu phố Trung Đức ( Ấp Lê Lợi )
- Khu phố Trung Cường ( Ấp Cường Để và Ấp Nguyễn Huệ )
- Khu phố Trung Hiếu ( Ấp Hàm Nghi )
- Khu phố Trung Tín ( Ấp Ghềnh Ráng )
- Khu phố Trung Châu ( Ấp Xuân Quang )
- Khu phố Trung Hòa ( Ấp Quy Hòa )
- Khu phố Trung Hải ( Ấp Đông Hải,hải Nam, Hải Minh, Hải Giang)
Quận Nhơn Định gồm 6 khu phố
- Khu phố Trung Chánh ( Ấp Phan Bội Châu và ấp Bạch Đằng )
- khu phố Trung Kiệt ( Ấp Lý Thường Kiệt và Nguyễn Công Trứ )
- Khu phố Trung An ( Ấp Huyền Trân )
- Khu phố Trung Thiện ( Ấp Tháp Đôi )
- Khu phố Trung Hậu ( Ấp Đông Định, Hưng Thạnh, Bình Thạnh, Lương Nông, An Thạnh, Phú Vinh, Phú Hòa )
- khu phố Trung Nghĩa ( Ấp Phú An, Nhơn Mỹ, Tường Vân, Vân Hà, Lạc Trường, Thuận Nghi, Tây Định )
Đến năm 1973 các khu phố của thị XaxQuy Nhơn đổi thành Phường, dưới phường là Khóm.
Toàn thị xã có 2 quân, 16 phường, 46 khóm. Dân số 313.231 người
Quy Nhơn giai đoạn 1975 -1986
Sau ngày 30/04/1975, Quy Nhơn tiếp tục là thị xã thuộc tỉnh Bình Định. Xã Nhơn Châu bao gồm Cù lao Xanh thuộc Phú Yên được sáp nhập về Quy Nhơn
Tháng 2 năm 1976 hai tỉnh Bình Định và Quảng Ngãi hợp nhất thành tỉnh Nghĩa Bình. Thị xã Quy Nhơn trở thành thị xã thuộc tỉnh lị Nghĩa Bình, bao gồm 8 phường: Đống Đa, Hải Cảng, Lê Hồng Phong, Lê Lơi, Ngô Mây, quang Trung, Trần Hưng Đao, Trần Phú và 4 xã: Nhơn Châu, Nhơn Hải, Nhơn Lý, Nhơn Thạnh.
Ngày 24/03/1979, Xã Nhơn Lý được chia thành 2 xã: Nhơn Lý và Nhơn Hội
Ngày 23/09/1981; Chia xã Nhơn Thạnh thành 2 xã: Nhơn Bình và Nhơn Phú
Cuối năm 1985, thị xã Quy Nhơn có 8 phường: Đống đa, Hải Cảng, Lê Hồng Phong, Lê Lợi, Ngô Mây, Quang Trung, Trần Hưng Đạo, Trần Phú và 6 xã: Nhơn Bình, Nhơn Châu, Nhơn Hải, Nhơn Hội, Nhơn Lý, Nhơn Phú.
Quy Nhơn từ năm 1986 đến nay
Ngày 03/07/1986 Hội Đồng Bộ Trưởng ra quyết định thành lập thành phố Quy Nhơn từ thị xã Quy Nhơn.
Chuyển xã Phước Thành huyện Tuy Phước về thành phố Quy Nhơn và đổi tên thành Nhơn Thạnh.
Quy Nhơn có 8 phường: Đống Đa, Hải Cảng, Lê Hồng Phong, Lê Lợi, Ngô Mây, Quang Trung, Trần Hưng Đạo, Trần phú và 07 xã: Nhơn Bình, Nhơn Châu, Nhơn Hải, Nhơn Hội, Nhơn Lý, Nhơn Phú, Nhơn Thạnh với diện tích 212 km2; Dân số 274.074 người
Ngày 12/03/1987, chia xã Nhơn Thạnh thành 2 phường: Bùi Thị Xuân và Trần Quang Diệu.
Ngày 30/06/1989 tỉnh Bình Định được tái thành lập, thành phố Quy Nhơn trở lại tỉnh lị tỉnh Bình Định.
Ngày 26/12/1997
- Chia phường Quang Trung thành 23 phường: Quang Trung, Ghềnh Ráng, Nguyễn Văn Cừ
- Chuyển 2 xã Nhơn Bình và Nhơn Phú thành 2 phương Nhơn Bình và phường Nhơn Phú
Ngày 04/07/1998, Thủ tướng chính phủ ra Nghị quyết 558 công nhận Quy Nhơn là Đô thị loại 1
Ngày 04/09/1998
- thành lập Phường Lý Thường Kiệt từ một phần diện tích tự nhiên và dân số của các phường Ngô Mây, Lê Hồng Phong, Trần Phú
- Thành lập phường Thị Nại từ một phần diện tích tự nhiên và dân số của các phường Đồng Đa và Trần Hưng Đạo
Ngày 15/11/2005, chuyển xã Phước Mỹ thuộc huyện Tuy Phước về thành phố Quy Nhơn quản lý
Thành phố Quy hơn có 21 đơn vị hành chính bao gồm 16 phương và 5 xã như hiện nay gồm:
16 phường: Bùi Thị Xuân, Đống Đa, Ghềnh Ráng, Hải Cảng, Lê Hồng Phong, lê Lợi, Lý thường Kiệt, Ngô Mây, Nguyễn Văn Cừ, Nhơn Bình, Nhơn Phú, Quang Trung, Thj Nại, Trần hưng đạo, Trần Phú, Trần Quang Diệu
05 xã: Nhơn Châu, Nhơn Hải, Nhơn Hội, Nhơn Lý, Phước Mỹ
Quy Nhơn – về địa lý
Thành phố Quy Nhơn năm phía đông nam, là địa phương cửa ngõ phía nam của tỉnh Bình Định.
- Phía Đông giáp Biển Đông
- Phía Tây giáp huyện Tuy Phước và huyện Vân Canh
- Phước Bắc giáp Tuy Phước và Phù Cát
- Phía Nam giáp thị xã Sông Cầu tỉnh Phú Yên
Quy Nhơn cách hà Nội 1.065 km về phía Bắc; cách Sài Gòn 650 km về phía Nam, cách Pleiku tỉnh Gia Lai 165 km, cách Đà Nẵng 323km
Quy Nhơn – Về Địa hình
Quy Nhơn đa dạng về địa hình: Núi, rừng nguyên sinh/ Đèo Cù Mông, gò, đồi, đồng bằng, ruộng muối, bãi, đầm ( Đầm thị nại ), hồ ( Hồ Phú Hòa ), Bàu ( Bàu Lác, bàu Sen ), hồ sinh thái, sông ngòi ( Sông Hà Thanh ), biển, bán đảo ( Bán đảo Phưởng Mai, đảo Cù Lao Xanh ).
Quy Nhơn có đường bờ biển dài 72 km, diện tích Đầm, hồ nước lợ, nhiều tài nguyên sinh vật biển phong phú, nhiều đặc sản quý có giá trị kinh tế cao.
Các ngành kinh tế chính của Quy Nhơn: Công nghiệp, thương mại, Xuất nhập khẩu, dịch vụ cảng biển, nuôi và khai thác thủ hải sản, du lịch
Quy Nhơn – Về khí hậu
Quy Nhơn có 02 mùa rõ rệt: Mùa khô và mùa mưa
Mùa khô: Từ tháng 03 đến tháng 09
Mùa mưa: Từ tháng 10 đến tháng 02
Nhiệt độ trung bình năm khoảng 27 đến 28 độ C
Quy Nhơn – Về Giao Thông
I/ Đường hàng không:
Cảng Hàng không Phù Cát là một trong những sân bay lớn, có các tiêu chí kĩ thuật tốt nhất khu vực Miền Trung – Tây Nguyên. Có khả năng tiếp các máy bay lớn như Airbus A330, Boeing 737, Boeing 777
Quy Nhơn – Các đường bay đang khai thác
- Vietnamairlines: Chặng Quy Nhơn – Thành phố Hồ Chí Minh – Quy Nhơn, tần suất khoảng 28 chuyến/ tuần bằng máy bay Airbus A321
- Vietnamairlines: Chặng Quy Nhơn – Hà Nội – Quy Nhơn, tần suất khoảng14 chuyến/ tuần bằng máy bay Airlus A321
- Vietjet Air: Chặng Quy Nhơn – Thành phố Hồ Chí Minh – Quy Nhơn, tần suất khoảng 14 chuyến/ tuần bằng máy bay Airbus A 320 Sharket
- Vietjet Air: Chặng Quy Nhơn – Hà Nội – Quy Nhơn, tần suất một chuyến/ ngày
- Jetstar Pacific Airlines: Chuyến Quy Nhơn – Thành phố Hồ Chí Minh – Quy Nhơn, tần suất một chuyến/ ngày
- Bamboo Airways: Chặng Quy Nhơn – Thành phố Hồ Chí Minh – Quy Nhơn, tần suất 1-2 chuyến/ ngày
- Bamboo Airways: Chặng Quy Nhơn – Hà Nội – Quy Nhơn, tần suất 1-2 chuyến/ ngày
- Bamboo Airways: Quy Nhơn – Hải Phòng – Quy Nhơn, tần suất một chuyến/ ngày. Hoặc cách ngày một chuyến.
II/ Quy Nhơn – Đường bộ kết nối với
- Quốc lộ 1: Chạy qua Quy Nhơn theo hướng Bắc – Nam, dài 48,6km. Cách trung tâm Quy Nhơn 15 km về hướng Tây thành phố
- Quốc lộ 1D: Nối thành phố Quy Nhơn với thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên, dài 34,5 km
- Quốc lộ 19: Nối thành phố Quy Nhơn với Gia lai và các tỉnh Tây Nguyên
- Quốc lộ 19B: Sửa chữa nâng cấp 3 đoạn. Trong đó đoạn 1 đi trùng đường trục khu kinh tế Nhơn Hội, có tổng chiều dài 15,7 km; Đoạn 2 trùng đường tỉnh 639, dài 1,95 km; đoạn 3 đi trùng đường tỉnh 635 có tổng chiều dài 42,35 km từ Cát Tiến đến sân bay Phù Cát kết nối sân bay Phù Cát với khu kinh tế Nhơn Hội.
- Đường Cao tốc quy Nhơn – Chí Thanh chạy qua khu vực phía Tây thành phố
- Đường Cao tốc Quy Nhơn – Pleiku – Lệ Thanh đang đầu tư
Quy Nhơn – Về bến xe khách
- Quy Nhơn có bến xe liên tỉnh, ở đường Tây Sơn
- Xe Buýt công cộng Quy nhơn có từ năm 2000 phục vụ đến hầu hết các huyện trong tỉnh
Quy Nhơn – Ga đường sắt
Ga Diêu Trì là ga lớn, đầu mối của tất cả các loại tàu đường sắt Bắc – Nam. Ga Diêu Trì cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 12 km.
b) Đường sắt: Ga Diêu Trì cách trung tâm thành phố khoảng 15 km, là một trong những ga lớn, là đầu mối của tất cả các loại tàu trên tuyến đường sắt Bắc – Nam. Ngoài ra tại khu vực trung tâm thành phố còn có Ga Quy Nhơn, là một nhánh của tuyến đường sắt Bắc – Nam, vận chuyển hàng hóa, người đến ga Diêu Trì và là điểm đầu, điểm cuối của đôi tàu Sài Gòn – Quy Nhơn. Theo quy hoạch, trong tương lai Ga Quy Nhơn sẽ được di dời ra khỏi trung tâm thành phố.
Lịch xe buýt:
Tuyến | Lộ trình | Độ dài (km) | Số điểm dừng |
T1 | Trần Quý Cáp – Chợ Dinh – Phú Tài – Suối Mơ | 21.4 | 36 |
T2 | Chợ Lớn – Bến xe – Phú Tài – Phước Mỹ | 23 | 46 |
T3 | Chợ Lớn – Tuy Phước – Diêu Trì – Phú Tài | 26,8 | 52 |
T4 | Khu 1 – Diêu Trì – Bình Định – Đập Đá – Gò Găng | 35 | 68 |
T6 | Chợ Lớn – Tuy Phước – Tây Sơn – Cầu 16 | 60,3 | 85 |
T6B | Cầu 16 – Tỉnh lộ 637 – Định Bình – Vĩnh Thạnh – Vĩnh Hảo | 20 | 32 |
T7 | Quy Nhơn – Tuy Phước – Gò Bồi – Cát Tiến | 43 | 67 |
T8 | Siêu Thị Quy Nhơn – Diêu Trì – Vân Canh | 44 | 69 |
T9 | Siêu Thị Quy Nhơn – An Nhơn – Phù Cát – Phù Ly | 48 | 60 |
T10 | Siêu thị Quy Nhơn – Nhơn Hội – Cát Tiến – Đề Gi | 50 | |
T11 | Siêu Thị Quy Nhơn – Bãi Xếp – Sông Cầu – Chí Thạnh (Phú Yên) | 68,5 | 110 |
T12 | Siêu Thị Quy Nhơn – Diêu Trì – Phù Cát – Phù Mỹ – Bồng Sơn- Tam Quan | 114 | 170 |
T13 | Bệnh viện Bồng Sơn – Tỉnh lộ 629 – Thị Trấn An Lão |
Quy Nhơn – Đường Thủy
Quy Nhơn có cảng Quy Nhơn, cảng Thị Nại, cảng Đống Đa, cảng nước sâu Nhơn Hội, là hệ thống cảng lớn nhất miền duyên hải Nam Trung Bộ Tây Nguyên
Cảng Quy Nhơn được Thủ Tướng chính phủ công nhận là cảng loại 1. Luôn nằm trong top 03 lượng hàng hóa lưu thông qua cảng sau cảng Sài Gòn, cảng Hải Phòng
Cùng Golden Life Travel tìm hiểu thêm về Quy nhơn qua các bài viết sau bạn nhé!
Golden Life Travel Media Team
Mời bạn tham khảo Daily Tour Quy Nhơn/ Tour trong ngày của Golden Life Travel tại : Chùm Tour Quy Nhơn Hàng ngày.
Gọi Hotline: 1900 599946 để được tư vấn và Đặt tour
Tìm hiểu về Golden Life Travel – Công ty Lữ hành uy tín Việt Nam, Since 2008