VÕ BÌNH ĐỊNH – DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ QUỐC GIA

Trang chủ » Cẩm nang DL Quy Nhơn » VÕ BÌNH ĐỊNH – DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ QUỐC GIA

VÕ BÌNH ĐỊNH – DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ QUỐC GIA

Võ Bình ĐịnhDi sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, bao gồm nhiều môn võ cổ truyền xuất phát từ Bình Định, hoặc đã từng phổ biến trên đất Bình Định sau đó được lan truyền đi khắp các tỉnh thành trong cả nước và ra thế giới.
Võ Bình Định xuất hiện từ rất sớm, vào khoảng thế kỉ thứ XV, năm 1471, Vua Lê Thánh Tông đánh trận Đồ Bàn dành thắng lợi lớn, Champa chính thức lui về vùng địa phận sau Núi Đá Bia. Miền đất Bình Định sáp nhập vào Đại Việt. Vua Lê Thánh Tông cho lập Phủ Hoài Nhơn gồm 3 huyện: Bồng Sơn, Phù Ly và Tuy Viễn. Từ đó người Việt đến tiếp quản và sinh sống trên vùng đất Champa, Bình Định ngày nay. Vua Lê Thánh Tông cử các tướng tài giỏi của triều đình vào cai quản trấn giữ vùng đất mới. Vua quan nhà Lê mong muốn bình định yên ổn vùng đất này để người dân sống ổn định làm ăn và phát triển lâu dài.

Hồi đó vùng đất Bình Định hoang vu, rừng núi rậm rạp, rất ít người sinh sống, an ninh không ổn định, nạn cướp bóc xảy ra liên tục. Các quan văn, quan võ của triều đình được cử vào đây, phải ra sức luyện võ, thu thập và phát triển nhiều bài võ thế võ truyền lại cho con cháu, dòng họ và dân làng để tự bảo vệ mình và chiến đấu khi cần thiết. Chính vậy mà vùng đất Bình Định là nơi con người tinh thông võ nghệ và có tinh thần thượng võ.

Võ Cổ Truyền Bình Định - Biểu diễn côn
Võ Cổ Truyền Bình Định – Biểu diễn roi
Võ cổ truyền Bình Định
Võ cổ truyền Bình Định

“Ai về Bình Định mà coi

Con gái Bình Định bỏ roi đi quyền”

… Dòng lịch sử trôi, đến khoảng cuối thế kỉ XVIII, vào thời Tây Sơn, Võ Bình Định đã có nhiều thay đổi và phát triển vượt bật để đáp ứng yêu cầu của cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn, chống lại áp bức cường hào thối nát của xã hội phong kiến đương thời, đã quy tụ được nhiều anh hùng hào kiệt về giúp Tây Sơn như: Võ Văn Dũng, Nguyễn Văn Tuyết, Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân, Nguyễn Thung, …
Các võ tướng Tây Sơn đã sáng tác nhiều bài võ để truyền dạy cho binh sĩ. Võ cổ Truyền thời Tây Sơn đạt đỉnh cao của Võ cổ truyền Bình Định, góp phần tạo nên dòng võ đậm đà bản sắc dân tộc, mà đời đời con cháu phải giữ gìn và phát triển.

Võ thuật Bình Định - Đặc biệt con gái Bình Định tinh thông võ nghệ
Võ thuật Bình Định – Đặc biệt con gái Bình Định tinh thông võ nghệ

Đến nay, tỉnh Bình Định có 177 võ đường và câu lạc bộ võ cổ truyền, với khoảng hơn 12.000 võ sinh tham gia luyện tập thường xuyên.
Cả tỉnh Bình Định có hàng chục làng võ nổi tiếng gắn với địa danh lịch sử võ thuật qua dòng chảy thời gian hơn 550 năm như: Làng võ An Thái, Làng võ An Vinh, Thuận Truyền, Phủ Thiện, Phương Danh, Làng võ An Hòa, Kỳ Sơn, Đại Lễ, ..v.v..
Từ năm 2016 Võ cổ Truyền Bình Định được đưa vào dạy tại các trường học trong tỉnh và đưa vào nội dung thi đấu tại Hội Khỏe Phù Đổng các cấp, nhằm thúc đẩy mạnh mẽ và phát triển phong trào luyện tập võ nghệ trong học sinh. Võ cổ truyền Bình Định trở thành một hoạt động rèn luyện sức khỏe, ý chí, tinh thần thượng võ của người Bình Định, thương hiệu độc bản trong nước và quốc tế.

Nhiều giải đấu, chương trình biểu diễn thu hút các võ đường, các câu lạc bộ tham gia. Võ cổ truyền Bình Định trở thành nét đẹp văn hóa, tinh thần truyền thống của quê hương Bình Định, không thể thiếu trong các ngày Tết, đại lễ, sự kiện trọng đại của tỉnh, và trong các chương trình biểu diễn nghệ thuật dành cho du khách và người dân Bình Định.

“Đêm võ đài Bình Định” trở thành giải đấu uy tín, chuyên nghiệp, thu hút nhiều võ đường trong tỉnh, trong nước tham gia, góp phần cọ sát giữa các võ sĩ, võ đường.

Giải võ cổ truyền giữa các võ đường Bình Định tranh cúp Hoàng Đế Quang Trung được tổ chức hàng năm, thu hút đông đảo các võ đường, Câu Lạc Bộ võ thuật tham gia thi đấu để giới thiệu những nét độc đáo của môn phái mình đến với công chúng.

Đặc biệt, cứ hai năm một lần Bình Định tổ chức Liên Hoan Quốc Tế võ cổ truyền Việt Nam. Đây là một sân chơi lớn, nơi giao lưu võ cổ truyền giữa các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Qua các sự kiện, Võ cổ truyền Bình Định được quảng bá rộng khắp. Trong tỉnh nhiều võ đường đã được thành lập và truyền dạy võ thuật cổ truyền Bình Định khắp nơi trong nước và quốc tế.

Liên hoan Quốc Tế Võ cổ truyền Việt Nam tại Bình Định cứ hai năm tổ chức 1 lần
Liên hoan Quốc Tế Võ cổ truyền Việt Nam tại Bình Định cứ hai năm 1 lần

Võ cổ truyền Bình Định góp phần quảng bá hình ảnh đất nước và con người Bình Định nói riêng, Việt nam nói chung ra thế giới.

Các đôi võ quốc tế tham gia biểu diễn trong liên hoan quốc tế võ cổ truyền Việt Nam tại Bình Định
Các đội võ quốc tế tham gia biểu diễn trong liên hoan quốc tế võ cổ truyền Việt Nam tại Bình Định

Võ Bình Định vô cùng đa dạng, nhưng cần lưu ý 4 điểm cơ bản này: Luyện Công, quyền thuật, Võ với binh khí, Luyện tinh thần.

Quyền: Có cương quyền và nhu quyền, là võ tay không: Võ Thể DụcVõ tự vệ Võ tỷ thí Võ chiến đấu.

Võ cổ truyền Bình Định có mặt trong các dịp Tết, đại lễ tại Bình Định và mang đi biểu diễn các nơi
Võ cổ truyền Bình Định có mặt trong các dịp Tết, đại lễ tại Bình Định và mang đi biểu diễn các nơi

Võ có Binh khí được dùng trong võ cổ truyền Bình Định là binh khí dài và binh khí ngắn. Loại thường dùng nhất là côn ( roi ) và kiếm. Xem đấu roi, nhiều phách roi độc đáo chỉ riêng có ở Võ Cổ Truyền Bình Định: ” Đâm so đũa”, “đá văn roi”, “Phá vây”, “Roi đánh nghịch”, …

Bình Định có ” Bài kiếm 12″ nổi tiếng bởi 12 động tác được rút tỉa trong nhiều bài kiếm tiêu biểu của Bình Định để hình thành ra một bài kiếm ngắn gọn, dễ tập, dễ nhớ, đưa vào luyện tập và thực hành chiến đấu đạt hiệu quả cao trong lực lượng vũ trang và bán vũ trang tại địa phương.

Võ thuật Bình Định thể hiện tính liên hoàn, tinh tế, uyên thâm, kết hợp nhuần nhuyễn giữa cương và nhu, giữa công và thủ, giữa mạnh và yếu, giữa bên trong ( Tinh – Khí – Thần ) với bên ngoài ( thủ – Nhãn – chi – thân ).

Ngoài ra võ cổ truyền Bình Định cũng vận dụng triệt để học thuyết âm dương ngũ hành và phép Bát quái làm nguyên lý cơ bản, có sự phối hợp giữa ngoại công và nội công.

Về mặt đạo đức ngoài: Nhân – Nghĩa – Lễ – Trí – Tín, đạo nghĩa của người luyện võ thể hiện ở: Thượng võ, Nhân văn, chống ngoại xâm, uống nước nhớ nguồn, trọng nhân nghĩa.

Võ Bình Định và tinh thần Thượng võ của Người Bình Định
Võ Bình Định và tinh thần Thượng võ của Người Bình Định

Chính vậy giá trị to lớn của Võ Bình Định, và sự trường tồn của nó mà Phó Thủ Tướng chính phủ Vũ Đức Đam đã đồng ý để Bộ Văn Hóa Thể Thao và Du lịch đệ trình UNESCO công nhận Võ Bình Định trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Võ Bình Định trở thành niềm tự hào của quê hương Bình Định, Việt Nam. Nâng tầm thương hiệu Việt Nam với bạn bè quốc tế.

Phát huy tiềm năng vốn có Bình Định cần giữ gìn và phát triển nguồn Di sản vô giá Võ Bình Định.

Golden Life Travel Media Team

Mời bạn tham khảo Daily Tour Quy Nhơn/ Tour trong ngày của Golden Life Travel tại : Chùm Tour Quy Nhơn Hàng ngày.

Gọi Hotline: 1900 599946 để được tư vấn và Đặt tour

Tìm hiểu về Golden Life Travel – Công ty Lữ hành uy tín Việt Nam, Since 2008

 

 

 

Facebook
Twitter
LinkedIn

BÌNH LUẬN

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Chuyên mục

Gọi ngay để được tư vấn

Hoặc gửi yêu cầu tư vấn

Goldenlife sẽ liên hệ lại với bạn.

Lên đầu trang

ĐẶT TOUR

Quý khách vui lòng điền thông tin dưới đây

Thông tin khác hàng

Chúng tôi sẽ liên lạc lại để tư vấn và hỗ trợ thanh toán. Cảm ơn bạn đã lựa chọn dịch vụ của chúng tôi