- Chữ Quốc Ngữ Việt Nam – Một sáng tạo độc đáo thành công. Từ ngày xuất hiện đến nay đã hơn 400 năm thăng trầm lịch sử ( 1618-2023 ).
Nhiều công trình nghiên cứu về nguồn góc, nơi phôi thai, quá trình hình thành và phát triển với nhiều vấn đề cần sáng tỏ như:
* Ai là người sáng tạo ra Chữ Quốc ngữ?
* Vai trò của Linh mục Alexandre de Rhodes?
* Vai trò của các giáo sĩ truyền giáo Dòng Tên?
* Vai trò Khâm xứ phủ Quy Nhơn Trần Đức Hoà?
* Vai trò chính quyền và cộng đồng dân cư địa phương?
* …
Tại khách sạn Hải Âu, thành phố Quy Nhơn, ngày 13/1/2016 Uỷ ban Nhân Dân tỉnh Bình Định phối hợp với Hội Khoa Học Lịch Sử Việt Nam, Viện Sử Học Việt Nam, Viện Ngôn Ngữ Việt Nam tổ chứ hội thảo ” Bình Định với Chữ Quốc ngữ “.
Hội thảo góp phần làm sáng tỏ những vấn đề và công bố những tư liệu mới. Trong tập kỷ yếu của hội thảo, nhà sử học Dương Trung Quốc đã viết: ” … trong quá trình hình thành chữ viết của tiến gì Việt, từ chữ Nôm đến chữ viết theo mẫu tự Latin ( Chữ Quốc ngữ), có sự đóng góp không nhỏ của đất và người Bình Định. Đó là việc Vua Quang Trung chính thống hoá chữ Nôm trong các văn bản nhà nước. Đó là việc Trấn thỉ Quy Nhơn Trần Đức Hoà, các văn nhân tại Nước Mặn ( Phước Quang, Tuy Phước, Bình Định ngày nay ) cùng các giáo dĩ phương Tây sáng tạo, phôi thai hình thành chữ Quốc ngữ vào đầu thế kỉ XVII; Nhà in Làng Sông – Quy Nhơn là nơi phát triển, truyền bá chữ Quốc ngữ và văn học Quốc ngữ cuối thế kỷ XIX – đầu thể kỷ XX…”
Chủ trì cuộc hội thảo, Giáo sư Phan Huy Lê đã phát biểu tổng kết: ” … Trên cơ sở những chứng cứ hiện nay, có thể kết luận, Chữ Quốc ngữ trong trạng thái phôi thai, ra đời sớm nhất ở ba trung tâm: Nước Mặn, Hội An, và Dinh Chiêm, trong đó Nước Mặn có phần sớm hơn. Đó là ba dòng suối sớm nhất tạo nên dòng sông chữ Quốc ngữ. Đây là những cái nôi của chữ Quốc ngữ với những chứng cứ về người viết, và dấu ấn văn hoá rõ ràng…”.
Năm 2018 kỷ niệm 400 ra đời chữ Quốc ngữ ( 1618-2018 ) cuốn sách Chữ Quốc ngữ từ Nước Mặn đến Làng Sông đã được xuất bản. Sách được bổ sung một số tư liệu mới và tái bản với tên gọi Một số vấn đề về chữ Quốc ngữ.
Đại biểu có một số ý kiến để xuất Thành phố Quy Nhơn nên có tượng đài hay tấm bia ghi lại vị trí của cảng thị Nước Mặn và những giáo sĩ có công sáng tại Chữ Quốc ngữ. Và sẽ không công bằng khi nói đến công lao của các nhà truyền giáo sáng tao ra chữ Quốc ngữ tại cư sở Nước Mặn mà không ghi nhớ sự giúp đỡ của ” văn nhân trẻ tuổi ” và một số học sinh vùng Nước Mặn, đặc biệt là sự đóng góp mang tính quyết định của quan Trấn thủ Quy Nhơn Trần Đức Hoà.
Bình Định là vùng đất có phong trào dạy và học chữ Quốc ngữ mạnh nhất ở Đông Đàng Trong những năm đầu thế kỷ XX.
Nhà In Làng Sông – Quy Nhơn ( Hay Lòng Sông ) đóng góp đáng kể vào việc phát triển chữ Quốc ngữ cũng như Văn hoá chữ Quốc ngữ. Hiện nay vẫn còn để lại nhiều tác phẩm có giá trị.
(Golden Life Media)