Có gì độc đáo ở nghệ thuật Tuồng Bình Định?
Có nhiều phong cách tuồng khác nhau như tuồng cung đình Huế, Tuồng Quảng Nam, Tuồng Bình Định.
Nghệ thuật Tuồng – Sản phẩm văn hóa độc đáo của miền Trung, cái nôi của nghệ thuật Tuồng ( Hát Bộ ) ở Bình Định – Quê hương thứ hai của Đào Duy Từ – Ông tổ của tuồng. Sau này Đào Tấn kế thừa và phát huy môn nghệ thuật này. Nếu đến Bình Định, có dịp quý khách hãy ghé thăm mộ Đào Tấn và lăng Đào Duy Từ, tưởng nhớ ông tổ Tuồng Bình Định – Việt Nam
Ông tổ Tuồng Đào Duy Từ – Một nhà quân sự, nhà văn hóa, nhà thơ đệ nhất danh thần thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên. Đào Duy Từ học rộng, hiểu biết uyên thâm, bậc kỳ tài nhưng không được họ Trịnh trọng dụng vì xuất thân con hát, từ đó Đào Duy Từ bỏ nên bỏ vào Nam và sau này giúp chúa Nguyễn xây dựng cơ đồ ở xứ Đàng Trong.
Đào Duy Từ là người đặt nền móng cho Tuồng chính thống ở thế kỉ XVI – XVII. Tuồng ra đời tại cơ sở của Đào Duy Từ ở Hoài Nhơn, Bình Định, nơi ông đã chọn lui về.
Nghệ thuật tuồng Bình Định và Danh nhân Đào Duy Từ
Tại Bình Định Đào Duy Từ dạy hát tuồng cho người dân nơi đây. Ông là sư tổ của nghệ thuật Tuồng Việt Nam tại cái nôi Bình Định
Đào Duy Từ sinh năm 1572, mất năm 1634 – Một khai quốc công thần của chúa Nguyễn được thờ tại Thái Miếu. Vua Lê Chúa Trịnh ( Đàng ngoài ) nhiều lần sai xứ giả mang vàng bạc, thư tín vào lôi kéo Đào Duy Từ bỏ chúa Nguyễn ra phò Vua Lê – Chúa Trịnh. Trong một bức thư có 4 câu thơ sau:
Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc
Em có chồng anh tiếc lắm thay
Đào Duy Từ trả lời Chúa Trịnh như sau:
Ba đồng một mớ trầu cay
Sao anh không hỏi những ngày còn không?
Bây giờ em đã có chồng
Như chim vào lồng như cá cắn câu
Các cắn câu biết đâu mà gỡ
Chim vào lồng biết thuở này ra?
Mặc dù Đào Duy Từ đã từ chối, chúa Trịnh vẫn nuôi hy vọng, càng cho người tìm đến tặng nhiều lễ vật kèm thư tín lôi kéo.
Đào Duy Từ dứt khoát từ chối Chúa Trịnh với hai câu thơ kết như sau:
Có lòng xin tạ ơn lòng
Đừng đi lại nữa mà chồng em ghen
Trong những câu thơ ẩn ý ” Anh” tức Vua Lê – Chúa Trịnh. ” Em”: Đào Duy Từ, “Chồng em”: Chúa Nguyễn đàng trong.
Đào Duy Từ sinh ra lớn lớn tại Thanh Hóa. Bình Định là nơi ông chọn sống và cống hiến tài năng đức độ cho chúa Nguyễn và xứ Đàng Trong. Ông là danh nhân văn hóa, quân sự kiệt xuất.
Lăng mộ Đào Duy Từ nằm lại ở thôn Phụng Du, xã Hoài Hảo, huyện Hoài Nhơn, Bình Định – Quê hương thứ hai của ông.
Khi ông mất ở tuổi 63, chúa Nguyễn thương tiếc truy tặng ông danh hiệu Hiệp Mưu Đồng Đức Công Thần. Năm Gia Long thứ 4 ( 1804 ) xét Đào Duy Từ công trạng khai quốc công thần vào hạng thượng đẳng được thờ phụng tại Thái Miếu. Năm Gia Long thứ 9 ( 1810 ) thờ ở miếu khai quốc công thần. Năm Minh Mạng thứ 12 ( 1831 ) Đào Duy Từ được truy phong Đông Cát Đại Học Sĩ, Thái Sư Hoàn Quốc Công. Năm Minh Mạng thứ 17 ( 1836 ) triều đình lại cho sửa chữa lại khu lăng mộ ông. Trải qua thời gian, chiến tranh hao mòn, lần tu sửa di tích Đào Duy Từ gần đây nhất vào năm 1999.
Đào Duy Từ đã giúp chúa Nguyễn Đàng Trong ngăn chặn nhiều cuộc xâm lấn của chúa Trịnh Đàng Ngoài, xây dựng, ổn định xã hội Đàng Trong. Tổ chức các kỳ thi chọn nhân tài. Đề ra nhiều kế sách làm lợi cho quốc kế dân sinh.
Đào Duy Từ – Nhà văn hóa lớn, ông tổ của nghệ thuật tuồng Việt Nam, cái nôi tại Bình Định – Quê hương thứ hai, nơi ông chọn sống để cống hiến tài năng cho dân tộc.
Nghệ thuật Tuồng Bình Định và Danh nhân Đào Duy Từ luôn sống trong tình yêu, sự ngưỡng mộ của người Bình Định.
Di tích Đào Duy Từ tại Hoài Nhơn được công nhận di tích quốc gia cấp đặc biệt.
Golden Life Travel
CÔNG TY TNHH LỮ HÀNH QUỐC TẾ GOLDEN-LIFE
Trụ sở: 43A Lê Thánh Tôn, phường Lê Lợi, TP. Quy Nhơn, T. Bình Định
Điện Thoại: 0256 3813959
Hotlines: 1900 599946
Email: info@goldenlife.vn/ lan@goldenlife.vn
Website: https://www.goldenlife.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/GoldenLifeTravel.Pro