LỄ HỘI CHÙA BÀ – CẢNG THỊ NƯỚC MẶN – DI SẢN QUỐC GIA

Trang chủ » Cẩm nang DL Quy Nhơn » LỄ HỘI CHÙA BÀ – CẢNG THỊ NƯỚC MẶN – DI SẢN QUỐC GIA

LỄ HỘI CHÙA BÀ – CẢNG THỊ NƯỚC MẶN – DI SẢN QUỐC GIA

Lễ Hội Chùa Bà – Cảng Thị Nước Mặn, còn được gọi là Lễ Hội Đô Thị Nước Mặn, thường được tổ chức hàng năm trong 3 ngày liên tục là ngày cuối cùng của tháng Giêng âm lịch cho đến hết ngày mùng 2 tháng 2 âm lịch, tại thôn An Hòa, xã Phước Quang, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.
Lễ hội Chùa Bà – Cảng Thị Nước Mặn được Bộ Văn Hóa Thể Thao Du Lịch công nhận là Di sản Văn hóa Phi Vật thể Quốc Gia vào ngày 4 tháng 8 naw 2022.
Bằng chứng nhận Lễ Hội Chùa Bà - Cảng Thị Nước Mặn trở thành Di sản Văn Hóa Phi Vật Thể Quốc gia
Bằng chứng nhận Lễ Hội Chùa Bà – Cảng Thị Nước Mặn trở thành Di sản Văn Hóa Phi Vật Thể Quốc gia
Lễ hội Chùa Bà Nước Mặn là lễ hội dân gian đã có truyền thống suốt trên dưới 400 năm qua, là lễ hội thu hút một lượng lớn người người dân địa phương và du khách thập phương  tham gia.
Lễ hội Chùa Bà – Cảng Thị Nước Mặn thể hiện lòng biết ơn của thế hệ sau với tiền nhân – Những thương nhân đã đến tạo nên một thương cảng sầm uất nhất của Xứ Đàng Trong – Đã góp mặt trên nhiều hải đồ Quốc tế, là cung đường ” Con đường Tơ Lụa ” đi qua. Vùng đất này thành nơi giao thương thương mại, văn hóa, tín ngưỡng đa dạng, phú phú, đa sắc tộc.
Chùa Bà - ảng Thị Nước Mặn, được xác định là nơi phôi thai chữ Quốc Ngữ
Chùa Bà Nước Mặn – Nổi tiếng linh thiêng tại Bình Định
Nơi đây người Hoa từ Phúc Kiến, Quảng Đông theo các thuyền buôn di cư đến lập làng, định cư và buôn bán. Suốt thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XVIII là giai đoạn đánh dấu sự phồn thịnh của Cảng Thị Nước Mặn.
Người Hoa lập nên Chùa Bà Nước Mặn để thờ Thiên Hậu Thánh MẫuThần Hoàng Làng mong cầu được Bà và các vị thần che chở khi thuyền bè ra khơi và để phát triển đời sống tâm linh. Từ đó người Việt và người Hoa sống an bình nơi Đô Thị Nước Mặn phồn thịnh.
Trong sách Xứ Đàng Trong có viết: ” Tới ngày chợ phiên, tàu thuyền đậu kín bến, voi chở lâm sản từ miền thượng về, ngựa thồ hàng từ các thị trấn, thị tứ trong vùng tới. Người trong nước, người nước ngoài đủ màu da, nhiều tiếng nói đi lại nhộn nhịp trên đường phố”.
Lễ hội Chùa Bà - Cảng Thị Nước Mặn. Ảnh Báo Bình Định
Lễ hội Chùa Bà – Cảng Thị Nước Mặn. Ảnh Báo Bình Định
Nước Mặn được xác định là cái nôi của Chữ Quốc Ngữ Việt Nam. Chữ Quốc Ngữ từ ngày tiền khởi bởi các giáo sĩ Dòng Tên cho đến khi hình thành – phát triển đã trải qua trên dưới 200 năm với nhiều công lao, máu và nước mắt của bao thế hệ tiền nhân.
Di tích Nước mặn, cái nôi chữ Quốc Ngữ Việt Nam
Di tích Nước mặn, cái nôi chữ Quốc Ngữ Việt Nam
Bia Di Tích Nước Mặn - Nơi tiền khởi Đạo Công giáo vào Việt nam - Cái Nôi Chữ Quốc Ngữ
Bia Di Tích Nước Mặn – Nơi tiền khởi Đạo Công giáo vào Việt nam – Cái Nôi Chữ Quốc Ngữ
Lễ Hội Chùa Bà – Cảng Thị Nước Mặn cũng được hình thành đồng thời với ngôi chùa độc đáo này. Vào các ngày Lễ, người dân trong làng chuẩn bị chu đáo cho lễ hội: Dọn dẹp nhà cửa, trang trí lồng đèn, hoa lá trong nhà và xóm làng, chuẩn bị lương thực thực phẩm để thiết đón khách, xem như đây là ngày Tết thứ hai trong năm.
Tại Chùa Bà Nước Mặn, các vị thần được sùng bái của người Việt, người Hoa đều được rước về thờ cúng.
Trong lễ hội, tế thần chính là nghi thức tín ngưỡng, sau đó mới đến phần hội để phô diễn những nét đẹp trong đời sống văn hóa, tâm linh Nước Mặn xưa.
Đầu tiên là những nghi thức rước các biểu trưng trên đường phố để tưởng nhớ, suy tôn công lao khai sáng của cha ông, biến vùng sình lầy ven biển thành một đô thị sầm uất phồn vinh như Xứ Đàng Trong thời bấy giờ.
Những biểu trưng: hình người đốn cây khai hoang, phá rừng ngập mặn, người vỡ ruộng be bờ, bủa lưới bắt cá, chăn nuôi trồng trọt,.v.v… được cung kính đặt lên kiệu nối tiếp nhau khiêng đi. Rồi những biểu trưng tàu thuyền, những thủy thủ vạm vỡ đương đầu với sóng gió đến Nước Mặn được rước đi. Tiếp đến là các trò chơi dân gian như đánh đu, kéo co, đấu võ, hô bài chòi, …
Qua thời gian, các cuộc chiến tranh tàn khốc, nhiều đền, miếu bị phá hủy, nay chỉ còn lại Chùa Bà Nước Mặn. Vậy nên chùa Bà được thờ cả thần Hoàng Thành, Bà Mụ hai bên.
Bia Di tích Chùa Bà Nước Mặn tại thôn An Hòa, xã Phước Quang, Tuy Phước, Bình định
Bia Di tích Chùa Bà Nước Mặn tại thôn An Hòa, xã Phước Quang, Tuy Phước, Bình định
Chùa Bà Nước Mặn –  một chứng nhân lịch sử, lưu giữ trong mình một cuộc sống tâm linh của một vùng đất, nơi con người đến cảm nhận sự thông linh với các vị thần, cầu nguyện về những mơ ước trong cuộc sống, dù ở bất kì giai thời nào con người cũng cầu nguyện một cuộc sống hòa bình, làm ăn thịnh vượng và hạnh phúc.
Từ giữa thế kỉ XVIII có sự biến đổi về địa hình, sự bồi lấp xâm thực biển lùi xa về phía cảng Quy Nhơn bây giờ. Tàu thuyền lớn không còn vào được Cảng Thị Nước Mặn, giao thương suy tàn chấm dứt thời kỳ huy hoàng của Đô Thị Nước Mặn xưa. Tuy vậy lễ hội Chùa Bà – Cảng Thị Nước Mặn vẫn được người dân duy trì gìn giữ để tưởng nhớ một thời huy hoàng và quyết tâm xây dựng quê hương phát triển đi lên cùng đất nước. Ngày nay Cảng Thị Nước Mặn xưa đang phát triển du lịch Văn hóa – Tâm Linh. Hiểu về Văn hóa, khiến con người thêm yêu thương cuộc sống, tổ tiên và thấy rõ giá trị sống, ý nghĩa cuộc đời.

Golden Life Travel Media Team

Mời bạn tham khảo Daily Tour Quy Nhơn/ Tour trong ngày của Golden Life Travel tại : Chùm Tour Quy Nhơn Hàng ngày.

Gọi Hotline: 1900 599946 để được tư vấn và Đặt tour

Tìm hiểu về Golden Life Travel – Công ty Lữ hành uy tín Việt Nam, Since 2008

 

 

 

 

 

 

 

 

Facebook
Twitter
LinkedIn

BÌNH LUẬN

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Chuyên mục

Gọi ngay để được tư vấn

Hoặc gửi yêu cầu tư vấn

Goldenlife sẽ liên hệ lại với bạn.

Lên đầu trang

ĐẶT TOUR

Quý khách vui lòng điền thông tin dưới đây

Thông tin khác hàng

Chúng tôi sẽ liên lạc lại để tư vấn và hỗ trợ thanh toán. Cảm ơn bạn đã lựa chọn dịch vụ của chúng tôi