THÁP CHĂM BÌNH ĐỊNH – DI TÍCH KIẾN TRÚC NGHỆ THUẬT QUỐC GIA

Trang chủ » Cẩm nang DL Quy Nhơn » THÁP CHĂM BÌNH ĐỊNH – DI TÍCH KIẾN TRÚC NGHỆ THUẬT QUỐC GIA

THÁP CHĂM BÌNH ĐỊNH – DI TÍCH KIẾN TRÚC NGHỆ THUẬT QUỐC GIA

Bình Định đã từng là cố đô của Vương Quốc Champa. Giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của Đế chế này vào khoảng từ thế kỉ thứ XI đến thế kỉ XV trên miền đất Bình Định.

Bình Định đang lưu giữ nguồn di sản văn hóa Champa vô giá, đa dạng và độc đáo, rải rác khắp trong tỉnh gồm 8 cụm và 14 ngôi tháp rêu phong cổ kính khoảng 1000 năm tuổi.

  1. Tháp Dương Long ( Tháp Ngà ) TK XII – Cụm 3 tháp
  2. Tháp Bánh Ít ( Tháp Bạc ) TK XI-XII – Cụm 4 tháp
  3. Tháp Cánh Tiên ( Tháp Đồng ) TK XII – Cụm 1 tháp
  4. Tháp Đôi ( Tháp Hưng Thạnh ) TK XII-XIII – Cụm 2 tháp
  5. Tháp Phú Lốc ( Tháp Phốc Lốc ) TK XII – Cụm 1 tháp
  6. Tháp Thủ Thiện – TK XI – Cụm 1 tháp
  7. Tháp Bình Lâm – TK X-XI – Cụm 1 tháp
  8. Tháp Hòn Chuông – TK XIV – Cụm 1 tháp
Luyện võ Bình Định trên Tháp cổ - Ảnh: Dao Phan Minh Can
Luyện võ Bình Định trên Tháp cổ – Ảnh: Dao Phan Minh Can

Vương quốc Champa đã từng là một quốc gia độc lập, thống nhất, tồn tại vào thế kỉ thứ 2, năm 192 cho đến đầu thế kỉ 19, năm 1832 thì sát nhập hẳn vào Việt Nam. Người Chăm hòa thành một dân tộc trong 54 dân tộc anh em trên toàn cõi Việt Nam. Năm 1471 Champa chính thức chấm dứt tồn tại như một quốc gia thống nhất sau cuộc tấn công toàn thắng của Vua Lê Thánh Tông. Sau này, các đời Vua Chúa Đại Việt  giao cho các thủ lĩnh người Chăm tại địa phương ( Từ sau núi Đá Bia ) cai quản như vùng tự trị  cho đến năm 1832 các phần lãnh thổ Champa chính thức sáp nhập toàn diện vào Việt Nam.

  1. THÁP DƯƠNG LONG ( Tháp Ngà )

Tháp Dương Long nằm ở xã Tây Bình, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Tháp được xây dựng vào cuối thế kỉ XII. Đây là thời kỳ huy hoàng nhất của Vương Quốc Champa.

Cụm tháp Dương Long gồm 3 tháp đứng dàn hàng ngang, trông rất hoành tráng. Về quy mô Dương Long là tháp Gạch cao nhất trong các Tháp Chăm còn lại trên đất nước Việt Nam. Về phong cách kiến trúc của Dương Long rất tinh xảo từ các họa tiết hoa văn khắc tạc trực tiếp trên những phiến đá sa thạch đồ sộ. Các con vật, các hoa văn họa tiết trang trí lộng lẫy, sống động uyển chuyển vừa chân thực và huyền ảo tạo nên sự gần gũi, thiêng thiêng và kì bí.

Tháp Dương Long được đánh giá là một trong những tháp Chăm đẹp nhất Việt Nam. Tháp chính giữa cao 42 mét, hai tháp bên cao 38 mét. Phần thân tháp sừng sững khỏe khoắn được xây bằng gạch, các góc tháp được ghép từ những tảng đá khối lớn được trạm trổ tinh xảo, công phu.

Tháp được Bộ Văn Hóa – Thông Tin xếp hạng Di tích Kiến Trúc Nghệ Thuật năm 1980 và được Thủ Tướng chính phủ xếp hạng Di Tích Quốc Gia đặc Biệt vào ngày 23 tháng 12 năm 2015.

Tháp Dương Long cách Kinh Thành Đồ Bàn, Sân bay Phù CátBảo Tàng Quang Trung trong vòng bán kính  khoảng 10 km, cách thành phố Quy Nhơn chừng 50 km.

Tháp Dương Long - di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia
Tháp Dương Long – di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia

2. THÁP BÁNH ÍT ( Tháp Bạc )

Tháp Bánh Ít nằm trên một quả đồi cao nhìn hướng ra dòng sông Kôn thơ mộng, một trong 4 con sông lớn nhất của tỉnh Bình Định. Đi từ quốc lộ 1A đoạn cầu Bà Di ta sẽ nhìn thấy ngôi tháp cổ này.

Tháp Bánh Ít được xây dựng vào cuối thế kỉ XI, đầu thế kỉ XII tại xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Là một quần thể bao gồm 4 tháp: Tháp Cổng, Tháp Chính, Tháp Yên Ngựa, Tháp Lọ.

Mỗi ngọn tháp đều mang dáng dấp và kiến trúc khác biệt độc đáo. Người dân quen gọi Tháp Bánh Ít có lẽ đứng nhìn từ xa dưới chân tháp người ta thấy tháp giống như những chiếc bánh ít đặt trên mâm nên gọi Tháp bánh Ít lâu ngày thành cái tên quen thuộc. Cũng có một số người trước đây gọi Tháp là Tháp Thị Thiện. Người Pháp đã nghiên cứu về kiến trúc nghệ thuật tháp và đặt tên Tour d’ Argent tức Tháp Bạc – Silver Tower.

Tháp Bánh Ít ( Tháp Bạc ) - Ảnh: Đào Phan Minh Cần
Tháp Bánh Ít ( Tháp Bạc ) – Ảnh: Đào Phan Minh Cần

Tháp Bánh Ít có các họa tiết hoa văn trang trí rất tỉ mỉ, công phu, nhìn những vũ công đăng uốn lượn trong các đường riềm quanh chân tháp cảm phục người xưa tài hoa siêu phàm. Cụm tháp này đã có mặt trong rất nhiều bức ảnh nghệ thuật của những người yêu cái đẹp lan truyền đi khắp thế giới. Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng Tháp Bánh Ít thành Di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1982. Tổ chức kỉ lục Việt Nam đã công nhận Tháp Bánh Ít lọt vào Top 10 Tháp và cụm tháp điều nhiều Du khách đến thăm nhất vào năm 2014

Tháp Bánh Ít là công trình kiến trúc nghệ thuật cổ độc đáo và duy nhất của Việt nam lọt vào cuốn sách 1001 công trình kiến trúc phải đến trong cuộc đời của nhóm tác giả người Anh Mark Irving chủ biên, Quintessence xuất bản

Tháp Bánh Ít, một trong những cụm tháp Chăm đẹp nhất Việt Nam
Tháp Bánh Ít, một trong những cụm tháp Chăm đẹp nhất Việt Nam

3. THÁP CÁNH TIÊN ( Tháp Đồng )

Tháp Cánh Tiên còn có tên gọi Tháp Con Gái, nằm trong quần thể di tích Thành Đồ Bàn, kinh đô xưa của Vương Quốc Champa, nay thuộc xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.

Tháp Cánh Tiên được xây dựng từ thế kỉ XII, theo tương triêng đây là món quà của Quốc Vương Chế Mân dành tăng Huyền Trân Công Chúa của Đại Việt khi nàng về làm Hoàng Hậu Paramecvari của Ngài. Tháp Cánh Tiên là  tháp đơn, phần phía trong các cột ốp tường được ốp kín bằng các phiến đá sa thạch chạm khắc rất tinh tế bằng hoa văn dây xoắn.

Tháp là một minh chứng về thiên tình lịch sử giữa một vị Vua nước Chiêm Thành và nàng công chúa Đại Việt cành vàng lá ngọc mà theo sử sách những bí ẩn đã theo các nhân vật chính xuống nơi suối vàng.

Tháp Cánh Tiên nhẹ nhàng, thanh thoát, tháp gồm 4 tầng, thu nhỏ dần về phía trên cho đến đỉnh tháp. Mỗi tầng đều có 4 góc tháp trang trí rất cầu kì. Trong mỗi góc có những tầng, tạo dáng lá lật nhỏ dần lên trên giống như những đôi cánh tiên đang bay lên trời cao.

Tháp Cánh Tiên được Bô Văn hóa – thông tin xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật vào năm 1982

Tháp Cánh Tiên bình Định
Tháp Cánh Tiên bình Định

4. THÁP ĐÔI ( Tháp Hưng Thạnh )

Tháp Đôi được xây dựng vào cuối thế kỉ XII – XIII tại phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

Tháp Đôi được gọi vậy có lẽ do công trình gồm hai tháp đứng song đôi. Tháp Đôi có kiến trúc khá đặc biệt. Cả hai ngôi tháp không theo kiến trúc các ngôi tháp Chăm truyền thống gồm nhiều tầng. Mà cấu trúc khá mới lạ, độc đáo chỉ gồm 2 tầng chính: Khối thân vuông vức và phần đỉnh tháp mặt cong thon nhỏ dần lên cao. Các góc tháp điêu khắc trạm trổ hình chim thần Garuda, hai tay nâng lên cao tựa như đang nâng phần mái của tháp.

Tháp Đôi Bình Định
Tháp Đôi Bình Định

Tháp Đôi có dáng vẻ của những ngôi đền Khmer, ảnh hưởng kiến trúc Angkor Vat thế kỉ XII – XIII. Đây là thời kì Champa và Khmer có sự giao lưu thường xuyên nên kiến trúc nghệ thuật Tháp Đôi có phần ảnh hưởng của Nghệ thuật, kiến trúc, điêu khắc Khmer. Tuy vậy mặt đế và thân tháp vẫn giữ nguyên hình dáng, cấu trúc và lối trang trí truyền thống đặc trưng của tháp Chăm. Tháp có một cổng chính quay mặt và hướng đông, còn lại là 3 cửa giả được trang trí vút cao nhọn lên như những mũi tên, các cột ốp trơn nhẵn.

Tháp Đôi tọa lạc tại làng Hưng Thạnh xưa nên còn có tên gọi Tháp Hưng Thạnh. Là tháp nằm trên bề mặt phẳng tại trong lòng thành phố Quy Nhơn – Có lẽ do sự thay đổi biến động của địa chính. Vị trí tháp rất tiện lợi cho du khách ghé thăm.

Tháp Bắc cao hơn tháp phía Nam và ít bị hư hại hơn. Ngày này cả hai tháp đều bị mất nóc. Trong tháp thờ tượng Linga và Yoni, sinh thực khí nam và sinh thực khí nữ, cũng là hiện thân của tín ngưỡng phồn thực.

Ngẫu tượng Linga, Yoni được thờ tại Tháp Đôi Bình Định
Ngẫu tượng Linga, Yoni được thờ tại Tháp Đôi Bình Định

Theo các nhà nghiên cứu, tháp chăm thường có 3 tháp, ngôi tháp thứ 3 chưa xây, nguyên nguyên bị gián đoạn còn là một ẩn số.

Tháp Đôi được Bộ Văn Hóa – Thông tin xếp hạng là Di tích kiến trúc nghê thuật năm 1980

5. THÁP PHÚ LỐC ( Tháp Vàng )

Tháp Phú Lốc còn có các tên gọi khác như tháp Phốc Lốc, tháp Thốc Lốc. các nhà nghiên cứu người Pháp gọi Tháp Phú Lốc là tháp vàng. ( Tour d’ Or ). Tháp Phú Lốc nằm tại thôn Phú Thành, xã Nhơn Thành, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, cách thành pố Quy Nhơn chừng 35 km về hướng Bắc.

Tháp Phú Lốc được xây dựng vào thế kỉ XII, mang phong cách Bình Định

Phú Lốc là một tháp Chăm cổ , được xây dựng trên một ngọn đồi cao chừng 76 mét, đứng trên đồi cao nhất so với các tháp Chăm khác của Bình Định. Ngày nay, khi bạn vừa ra khỏi đường lớn từ sân bay Phù Cát hướng về Quy Nhơn theo đường Tuy Phước bạn sẽ nhìn thấy nổi bật lên trước mắt một tháp Chăm đơn độc trên đồi cao như một ngọn hải đăng sừng sững. Tháp Phú Lốc có vẻ đẹp ngạo nghễ đứng ung dung trước không gian bốn bề thoáng đãng, kì vĩ, bao quanh là một màu xanh ngút ngàn của làng quê Bình Định.

Tháp Phú Lốc đang bị hư hại nặng, tầng nền bằng đá cao và phần nền sảnh phía đông đã bị đổ nát . Tuy vậy phần tháp chính vẫn hiện rõ.

Tháp Phú Lốc Bình Định
Tháp Phú Lốc Bình Định

Tháp Phú Lốc được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1995.

6. THÁP THỦ THIỆN

Tháp Thủ Thiện được xây dựng vào thế kỉ XI tại làng Thủ Thiện, xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Tháp Thủ Thiện chỉ độc nhất một ngôi tháp. Tháp có phong cách chuyển tiếp giữa phong cách Mỹ Sơn A1 phong cách Bình Định, nghiêng đạm nét Bình Định nhiều hơn.

Tháp Thủ Thiện có kiến trúc tháp tầng vuông gồm thân tháp và 3 tầng phía trên mô phỏng thân tháp nhưng nhỏ hơn. Mặt tường xung quanh thân tháp và các tầng tháp được điêu khắc tinh tế bằng các hình tháp nhỏ hơn. Đầu trên cùng các cột ốp góc tường có những điêu khắc đá nhô ra, trạm trổ công phu. Tuy vậy các cột ốp trơn phẳng đơn sơ không có họa tiết trang trí hoa văn. Các ô trên tường, giữa các cột là những gờ nổi lớn nhô ra mạnh mẽ. Cái tháp nhỏ trên tầng mái chụm vào nhau biến thành một khối tháp hình chóp nhiều tầng.

Tháp Thủ Thiện gần như còn nguyên vẹn. Tháp nằm trên vùng đất tương đối thấp, bên bờ nam của sông Kôn, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 35 km về hướng Bắc. Là một tháp Chăm cổ có quy mô nhỏ, kiểu dáng thanh nhã huyền bí.

Tháp Thủ Thiện Bình Định
Tháp Thủ Thiện Bình Định

Tháp Thủ Thiện được Bô Văn hóa – Thông tin xếp hạng Di tích Kiến trúc Nghệ thuật năm 1995.

7. THÁP BÌNH LÂM

Tháp Bình Lâm là một ngôi tháp Chăm cổ, được xây dựng vào cuối thế kỉ X đầu thế kỉ XI tại thôn Bình Lâm, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Thuộc phong cách chuyển tiếp giữa MyxSown A1 và phong cách Bình Định. Tháp Bình Lâm nằm trong thành Bình Lâm, kinh đô đầu tiên, tạm thời của các Vua Chăm khi mới dời đô từ Quảng Nam vào Bình Định trước khi xây dựng Kinh đô Đồ Bàn.

Đây là một Tháp đơn, nằm ngay trên đồng bằng, quanh xóm làng khu dân cư

Tháp Bình Lâm cao khoảng 20 mét, bị hư hại khá nhiều. Tuy vậy Tháp vẫn ánh lên qua màu gạch vàng một vẻ trang nhã thành kính và linh thiêng.

Tháp Bình Lâm có 3 tầng, bình đồ vuông, thân tháp không lùn và không nặng nề, cân xứng với hai tầng trên. Hai tầng tháp trên cũng được thu nhỏ dần đều đặn

Một trong những yếu tố kiến trúc đặc biệt của Tháp Bình Lâm và cũng đặc sắc nhất của tháp này là các cửa giả nhô ra ở giữa các mặt tường của thân Tháp. Các cửa giả hiện ra như một bức tranh điêu khác tuyệt mỹ, kỳ bí. Mỗi cửa giả là một cấu trúc ba thân kế tiếp nhau nhỏ dân từ trong ra ngoài, mỗi thân đều có 2 phần. hai cột ốp bên dưới và hình mũi giáo bên trên. Cả 3 thân cửa và cửa giả đều mọc lên từ một nền vuông chung. Phía dưới được trang trí các hình sư tử, hoa lá, điềm riền áp ngoài các cửa giả như đa số các tháp Chăm khác. Điều khác biệt ở đây là đưỡng rãnh ở cột ốp không tách cột ốp thành một đôi cột đứng song đôi, không có hoa văn trang trí ngoài cột ốp làm tăng vẻ khỏe khoắn, nổi bật các điêu khắc chính.

Tháp Bình Lâm, nằm trong thôn Bình Lâm
Tháp Bình Lâm, nằm trong thôn Bình Lâm

Tháp Bình Lâm được Bộ Văn Hóa – Thông tin xếp hạng Di tích kiến Trúc Nghệ thuật năm 1993

8. THÁP HÒN CHUÔNG

Tháp Hòn Chuông là ngôi tháp gạch Champa cổ, độc tháp, được xây dựng vào thế kỉ XIV tại thôn Chánh Danh, xã Cát Tài, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Đây là ngôi tháp Chăm cổ vừa được đoàn cán bộ Bảo Tàng Bình Định phát hiện trong đợt khảo sát núi Bà, năm 1993

Tháp Hòn Chuông cao 800 mét so với mực nước biển. Là ngôi tháp còn tồn tại ở vị trí xây dựng cao nhất Việt Nam.

Tháp Hòn Chuông có bình đồ vuông như các tháp Chăm truyền thống. Khác biệt ở chỗ từ phần chân tháp lên cao khoảng 2 mét tường tháp xây thẳng, sau đó bóp nhỏ dần đều từ dưới lên trên. Phần đỉnh tháp cây cối bao phủ, xung quanh ngôi tháp có nhiều gạch rơi vãi phủ lên nền đá. Qua kích thước gạch tìm hiểu dưới chân tảng đá, gạch có bề rộng 18 cm, dày 8 cm, và số lớp gạch xây mặt ngoài tháp, có thể ướcđoán kích thước ngôi tháp có chiều cao 7 mét , mỗi cạnh dài 8,5 mét.

Tháp Hòn Chuông Bình Định, bí ẩn chưa được khai phá
Tháp Hòn Chuông Bình Định, bí ẩn chưa được khai phá

Tháp Hòn Chuông có kiến trúc độc đáo về hình dáng. Các tháp Chăm khác thường có tường thẳng, hệ thống cột ốp, vòm cửa có nhiều họa tiết hoa văn trang trí, có mái giật cấp dần lên trên thì Tháp Hòn Chuông có tường tháp xây tháp dần lên trên mái. Mái tháp lợp ngói, tháp hoàn toàn không có hoa văn trang trí. Tháp xây bằng đá nguyên khối. Tường Tháp cao và dầy. Không gian bên trong tháp nhỏ. Chỉ duy nhất một cửa ra vào hướng đông. Như một hang động, nơi trú ngụ của thần linh. Nhìn từ xa, Tháp Hòn Chuông đỉnh tròn dáng thẳng đứng giống như một chiếc Linga khổng lồ nhô lên trên dãy núi.

Tháp Hòn Chuông có là một bí ẩn. Có lẽ tháp mang một chức năng tôn giáo đặc biệt

Tháp Hòn Chuông Bình Định
Tháp Hòn Chuông Bình Định

Golden Life Travel Media Team

Mời bạn tham khảo Daily Tour Quy Nhơn/ Tour trong ngày của Golden Life Travel tại : Chùm Tour Quy Nhơn Hàng ngày.

Gọi Hotline: 1900 599946 để được tư vấn và Đặt tour

Tìm hiểu về Golden Life Travel – Công ty Lữ hành uy tín Việt Nam, Since 2008

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Facebook
Twitter
LinkedIn

BÌNH LUẬN

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Chuyên mục

Gọi ngay để được tư vấn

Hoặc gửi yêu cầu tư vấn

Goldenlife sẽ liên hệ lại với bạn.

Lên đầu trang

ĐẶT TOUR

Quý khách vui lòng điền thông tin dưới đây

Thông tin khác hàng

Chúng tôi sẽ liên lạc lại để tư vấn và hỗ trợ thanh toán. Cảm ơn bạn đã lựa chọn dịch vụ của chúng tôi