AI LÀ NGƯỜI SÁNG TẠO RA CHỮ QUỐC NGỮ VIỆT NAM

Trang chủ » Cẩm nang DL Quy Nhơn » AI LÀ NGƯỜI SÁNG TẠO RA CHỮ QUỐC NGỮ VIỆT NAM

AI LÀ NGƯỜI SÁNG TẠO RA CHỮ QUỐC NGỮ VIỆT NAM

Chữ Quốc Ngữ Việt Nam ra đời là một thành tựu to lớn của dân tộc ta

Chữ Quốc Ngữ được phôi thai kể từ khi các giáo sĩ phương Tây đến nước ta truyền đạo công giáo. Việc truyền giáo rất cần đến kinh thánh và chữ viết là phương tiện không thể thiếu. Từ đó nhu cầu học tiếng Việt của các giáo sĩ trở thành cấp thiết.

Các giáo sĩ đã dùng chữ cái Latin để ghi âm tiếng Việt, tiến trình này cho đến trước khi Alexandre de Rhodes tạo ra được cuốn từ điển An Nam – Bồ Đào Nha – Latin vào năm 1651 ( Dictionarium An Namiticum Lusitanum et Latinum ).

Chữ Quốc Ngữ ra đời ở trạng thái sơ khai, cách ghi âm còn mang nặng dấu ấn cá nhân.

Chữ Quốc Ngữ trở thành chữ viết của Việt nam sử dụng trong nền hành chính quốc gia, giáo dục, thi cử, vì vậy đã nhanh chóng cải cách hoàn thiện.

Lịch sử hình thành và phát triển của chữ Quốc ngữ đã được nhiều nghiên cứu, báo cáo, thảo luận:

Vấn đề đã đặt ra về vai trò của Alexandre de Rhodes trong sự hình thành chữ Quốc ngữ. Một thời người ta tin rằng Alexandre de Rhodes là người sáng lập ra chữ Quốc ngữ.

Quan niệm này gần đây đã bị phản đối kịch liệt, gay gắt tiêu biểu là  Isabel Mourao và Roland Jacques. Trong lời giới thiệu của cuốn từ điển An Nam – Bồ Đào Nha – Latin, Alexandre de Rhodes đã nói rất rõ ông đã từng học tiếng Việt với cha Francisco de Pina, đã từng sử dụng các công trình nghiên cứu của các giáo sĩ Dòng Tên trong đó có hai cuốn từ điển An Nam – Bồ Đào Nha của Gaspar de Amaral và từ điển Bồ Đào Nha – An Nam của Antonio Barbosa.

Theo những kết quả nghiên cứu và những tư liệu Chữ Quốc ngữ cho thấy từ điển của Alexandre de Rhodes ghi đậm dấu ấn ghi âm theo ngữ âm của người Bồ và người Ý. Điều đó cho thấy trước Alexandre de Rhodes các linh mục người Bồ Francisco de Pina, Gaspar de Amaral ; người Ý: Christoforo Borri, đã dùng chữ Latin để ghi âm tiếng Việt.

Giáo sĩ Dòng Tên người Bồ Đào Nha Francisco de Pina - Người có công đầu trong việc sáng tạo ra Chữ Công Ngữ Việt Nam
Giáo sĩ Dòng Tên người Bồ Đào Nha: Francisco de Pina – Người dduo Cho là có công đầu trong việc sáng tạo ra Chữ Công Ngữ Việt Nam

Cuốn sách Xứ Đàng Trong của Giáo sĩ Dòng Tên người Ý: Christoforo Borri xuất bản tại Ý năm 1631

Nhà Truyền Giáo Dòng Tên người Ý: Christoforo Borri - Có cống sáng tao ra Chữ Quốc ngữ Việt Nam
Nhà Truyền Giáo Dòng Tên người Ý: Christoforo Borri – Có công sáng tao ra Chữ Quốc ngữ Việt Nam

Alexandre de Rhodes đã có công lao trong việc tổng hợp và hệ thống hóa những kết quả sáng tạo của người tiền khởi và đã biên soạn thành công bộ từ điển An Nam – Bồ Đào Nha – Latin và nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt. Dùng chữ Quốc Ngữ soạn phép giảng tám ngày – Tác phẩm đã đánh dấu sự ra đời của chữ Quốc ngữ cơ bản cả về ngữ âm, ngữ pháp và từ vựng.

Hội thảo về chữ Quốc Ngữ năm 2016 ở tại khách sạn Hải Âu Quy Nhơn đã nhất trí: Người có công đầu tiên đi đầu là các giáo sĩ Dòng Tên người Bồ, người Ý và đánh giá cống hiến quan trọng của Alexandre de Rhodes.

Linh mục Alexandre de Rhodes - Người Pháp công công tổng hợp, hệ thống, hoàn thiện Chữ Quốc ngữ từ các nhà tiền giáo tiên khởi
Linh mục Alexandre de Rhodes – Người Pháp công công tổng hợp, hệ thống, hoàn thiện Chữ Quốc ngữ từ các nhà tiền giáo tiên khởi

Chữ Quốc Ngữ ghi âm theo hệ chữ Latin giản tiện, dễ học, dễ nhớ và mang tính quốc tế, chữ quốc ngữ giúp chúng ta hội nhập quốc tế thuận lợi hơn, sâu rộng hơn. Tất nhiên cũng có sự trả giá: phải mất đi nhiều tài liệu sách báo chữ Hán, Nôm to lớn không dịch xuể. Chữ Quốc Ngữ ra đời là một tiến trình lịch sử không thể cưỡng lại.

Tại sao cả vùng châu Á rộng lớn, các nước Đông Bắc Á, Đông Nam Á chỉ có Việt Nam chuyển được Chữ Quốc ngữ?

Từ giữa thế kỉ XVI, đầu thế kỉ XVII, nhiều nhà truyền giáo Dòng Tên ở trung tâm Macao đi truyền giáo ở các nước đã dùng chữ Latin để học và ghi âm tiếng bản địa.

Từ giữa thế kỉ XVII ở Nhật đã xuất hiện từ điển Bồ Đào Nha – Nhật Bản viết tay. Đến cuối thế kỉ đã xuất hiện từ điểm Romaji in tại Nhật Bản, trong lúc đó người Nhật vẫn dùng chữ Hán  Nhật gọi là chữ Kanji ( Hán Tự ).

Chữ Katakana chữ Hiragana gọi chung là chữ Kana được người Nhật sáng tạo vào khoảng cuối thế kỉ thứ IX mà chữ Romaji không thể thay thế được.

Tại Trung Quốc vào thế kỉ XVI cũng có các giáo sĩ Bồ Đào Nha soạn từ vựng: Bồ – Hoa. Đầu thế kỉ XVI cũng có người dạy phương pháp học tiếng Hoa, nhưng cũng không thể phát triển thay cho chữ Hán.

Tại Triều Tiên dưới triều Chonson ( 1492 – 1910 ) cũng sử dụng chữ Hán. Năm 1446 sáng lập chữ Hangul trên cơ sở 28 chữ cái dùng cho đến ngày nay.

Ở Đông Nam Á, cách ghi âm bằng chữ cái Latin cũng xuất hiện và không thể thay thế chữ viết cổ truyền của các nước.

Tại Việt Nam Chữ Quốc Ngữ ra đời khoảng đầu thế kỉ XVII, trải qua nhiều tiến trình lịch sử cuối cũng đã thay thế được Chữ Hán, Nôm và phát triển, trở thành chữ viết chính thức của Việt Nam, trở thành một hiện tượng độc đáo có một không hai tại khu vực.

Các giáo sĩ Phương Tây tiên khởi là các giáo sĩ Dòng Tên dùng chữ cái Latin để ghi âm tiếng bản địa là hiện tượng phổ biến trong học tập tiếng bản địa và dùng tiếng bản địa trong giao tiếp và truyền giáo. Romanji có vượt qua giới hạn truyền giáo để phổ biến trong xã hội trở thành văn tự của quốc gia hay không sẽ phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện hoàn cảnh khác, nhất là vai trò của nhà nước.

Tại Nhật Bản và Trung Quốc, chính quyền không chấp nhận chữ viết dựa trên hệ thống chữ cái ngoại nhập này.

Ở Việt Nam, từ cuối thế kỉ XIX chính quyền thực dân pháp đã chấp nhận và sử dụng chữ Quốc ngữ bên cạnh chữ Pháptiếng Pháp.

Đầu thế kỉ XX chính quyền Pháp xóa bỏ dần chữ Hán và chữ Nôm trong hành chính và giáo dục. Từ đó Chữ Quốc Ngữ có điều kiện pháp triển.

Du khách tại Nhà In Lòng sông, nơi góp phần phát triển chữ Quốc ngữ

Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, nhà nước Việt Nam độc lập đã sử dụng chữ Quốc Ngữ làm văn tự quốc gia. Đó là hoàn cảnh xã hội đưa chữ quốc ngữ ra khỏi phạm vi truyền giáo, đi vào đời sống xã hội thay thế chữ Hán, Nôm trở thành chữ viết chính thức của Việt Nam

Biên soạn: Golden Life Travel Media Team

Tài Liệu: Một số vấn đề về Chữ Quốc ngữ – Tác giả: Nguyễn Thanh Quang và Linh mục Gioan Võ Đình Đệ

Tham khảo Tour trong 1 ngày: Tour tìm về cuội nguồn Chữ Quốc Ngữ ( Ở đây ) 

☎️1900 599946

 

Facebook
Twitter
LinkedIn

BÌNH LUẬN

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Chuyên mục

Gọi ngay để được tư vấn

Hoặc gửi yêu cầu tư vấn

Goldenlife sẽ liên hệ lại với bạn.

Scroll to Top

ĐẶT TOUR: AI LÀ NGƯỜI SÁNG TẠO RA CHỮ QUỐC NGỮ VIỆT NAM

Để đăng ký tour Quý khách vui lòng điền thông tin

Thông tin khác hàng

Chúng tôi sẽ liên lạc lại để tư vấn và hỗ trợ thanh toán. Cảm ơn bạn đã lựa chọn dịch vụ của chúng tôi