CHỮ QUỐC NGỮ Ở NƯỚC MẶN, TUY PHƯỚC, BÌNH ĐỊNH

Trang chủ » Cẩm nang DL Quy Nhơn » CHỮ QUỐC NGỮ Ở NƯỚC MẶN, TUY PHƯỚC, BÌNH ĐỊNH

CHỮ QUỐC NGỮ Ở NƯỚC MẶN, TUY PHƯỚC, BÌNH ĐỊNH

… Chữ Quốc Ngữ xuất hiện sớm nhất ở Đàng Trong từ Quảng Nam, Đà Nẵng đến Bình Định, Phú Yên, nơi có nhiều cảng thị thuận lợi cho hoạt động mua bán của thương nhân phương Tây như Cửa Hàn: Quảng Nam, Tourane: Đà Nẵng, Nước Mặn: Bình Định, Vũng Lấm: Phú Yên: Đây là ba trung tâm quan trọng các giáo sĩ phương Tây, mà tiên khởi là giáo sĩ Dòng Tên đến để giao tiếp với chính quyền địa phương tiến hành truyền giáo.

Tại những nơi này, các giáo sĩ đến học tiếng Việt, đã dùng chữ cái Latin để ghi âm tiếng Việt góp phần sáng chế ra Chữ Quốc Ngữ, gắn với tên tuổi: Francisco de Pina, Christoforo Borri, Alexandre de Rhodes, …

Nước Mặn là một trong những nơi ra đời sớm nhất của Chữ Quốc Ngữ. Nước Mặn gắn với Cảng Thị Nước Mặn phát triển nhất tại phủ Quy Nhơn tại thế kỉ XVII – XVIII, là một trong những cảng thị hưng thịnh nhất của Dinh Quảng Nam, nơi quy tụ các sản vật cả đồng bằng và rừng núi Tây Nguyên giao thương trực tiếp với thương nhân Á, Âu đến đây.

Nước Mặn là một trong những cơ sở quan trọng các các giáo sĩ phương Tây đến truyền giáo và học tiếng Việt, dùng chữ cái Latin ghi âm tiếng Việt.

Từ năm 1618 tại Nước Mặn đã có mặt các giáo sĩ; Christoforo Borri – người Ý ( 1583 – 1632 ). Francisco de Pina người Bồ Đào Nha ( 1585 – 1625 ), Francesco Buzomi người Ý ( 1576 – 1639 ). Tháng 7 năm 1618 Nước Mặn trở thành cư sở đầu tiên của các giáo sĩ Dòng Tên ở Đàng Trong.

Linh mục Francisco de Pina là người phương Tây đầu tiên rành tiếng Việt, có thể trực tiếp truyền giáo với người bản địa. Ông đến Cửa Hàn đầu tiên năm 1617, qua Hội An rồi vào Nước Mặn; Năm 1620 từ Nước Mặn lại ra Hội An rồi về lại Nước Mặn, cuối 1621 lại ra Hội An, năm 1623 lên Dinh Chiêm. Thời gian Pina dùng chữ cái Latin ghi âm tiếng Việt,  học và thành thạo tiếng việt diễn ra trước năm 1624, mà thời gian đầu tiên tại Nước Mặn trong những năm 1618 – 1620. Ngày 15/12/1625 Linh mục Ông bị chết đuối ở bến Hội An.

Christoforo Borri cũng là người rành tiếng Việt. Theo ông chỉ cần học một năm là có thể nói dễ dàng. Năm 1622 khi rời Đàng Trong, Linh mục viết bản tường trình bằng tiếng Ý xuất bản ở Roma năm 1631 sau đó được dịch ra tiếng Pháp, Hà Lan, Đức, Anh, trong đó có một số ghi âm chữ Latin ( Bản dịch tiếng Việt: Xứ Đàng Trong năm 1621 ).

Chữ Quốc Ngữ do Borri học và ghi âm tiếng Việt tại Nước Mặn vào những năm 1618 – 1622. Năm 1622 Borri về Macao. Đây là chứng cứ cho rằng Borri – Giáo sĩ Dòng Tên đã dùng chữ cái Latin ghi âm tiếng Việt tại Nước Mặn, bước tiền khởi sáng tạo ra Chữ Quốc Ngữ Việt Nam.

Buzomi là cha bề trên có vai trò quan trọng trong việc tổ chức và hoạt động của các giáo sĩ tại Nước Mặn. Ông đã để lại một số chữ Quốc ngữ trong thư viết ngày 20/5/1622 từ Nước Mặn và thư viết bgayf 13/7/1626 viết từ Đàng Trong, tức ông có tham gia việc dùng chữ cái Latin ghi âm tiếng Việt.

Nước Mặn là trung tâm học tiếng Việt rất sớm ở Đàng Trong. Năm 1622, giáo sĩ Emmanuel Borges, Giovanni di Leira, năm 1624 giáo sĩ Gaspar Luiz, Girolamo Majorica đều đến Nước Mặn học tiếng Việt.

Nước Mặn trung tâm ra đời sớm của chữ Quốc ngữ Việt Nam.

Cùng với Nước Mặn còn có hai trung tâm khác nữa cũng được coi là những trung tâm ra đời sớm của Chữ Quốc ngữ là Hội An và Dinh Chiêm.

Hội An hay Faifo, Haifo trong các tài liệu phương Tây, đây là cảng thị lớn nhất của Đàng Trong, nơi các thương gia ra vào buôn bán tấp nập. Tại đây có khu cư trú của người Nhật, trong đó có một số tín đồ và tu sĩ công giáo trốn sang khi bị cấm hoạt động ở Nhật. Hội An có môi trường thuận lợi cho việc cư trú và hoạt động truyền giáo cũng như học tiếng Việt của các giáo sĩ nước ngoài.
Đa số các giáo sĩ Phương Tây trong đó có các giáo sĩ Dòng Tên người Bồ Đào Nha, Ý, Pháp, … thường từ Cửa Hàn vào Hội An lưu trú, hoạt động rào toả đi nơi khác. Khi trở về Macao lại qua Hội An, rồi lên Cửa Hàn.

Cửa Đại Chiêm bị cát bồi lấp, nên thuyền nước ngoài thường vào Cửa Hàn, rồi theo sông Cổ Cò đến Hội An. Tuy Cửa Hàn thường là nơi ra vào của các giáo sĩ phương Tây nhưng chưa trở thành cơ sở của họ. Không có nghi ngờ việc các giáo sĩ Dòng Tên trong thời gian lưu trú ở Hội An đã học tiếng Việt và ít nhiều sử dụng chữ Latin ghi âm tiếng Việt góp phần sáng tạo chữ Quốc ngữ, nhưng khó xác định giáo sĩ nào trong thời gian ở Hội An đã để lại chữ Quốc ngữ sớm nhất.

Dinh Chiêm là thủ phủ của Dinh Quảng Nam, trong tư liệu các giáo sĩ thường ghi âm là Cacham, Cacciam ( Kẻ Chàm ). Các thương thuyền và giáo sĩ đến Dinh Chiêm yêu cầu tiếp xúc với chính quyền dinh trấn Quảng Nam.

Băm 1623 giáo sĩ Francisco de Pinna từ Hội An lên Dinh Chiêm thành lập cư sở Dinh Chiêm. Dinh Chiêm trở thành một trung tâm truyền ở Đàng Trong. Nơi đây trở thành nơi lưu trú và học tiếng Việt của nhiều giáo sĩ Phương Tây. Năm 1624 Alexandre De Rhodes, Gaspar Luiz, Atonio de Fontes cũng đến Dinh Chiêm và ở lai học tiếng Việt với Pina. Còn Gaspar Luiz thì vào Nước Mặn học tiếng Việt. Tại Nước Mặn năm 1626 Gaspar Luiz đã viết bản tường trình hàng năm bằng chữ Latin trong đó có ghi lại một số chữ Quốc ngữ.

Tại thư viện Ajuda tại Madrid ( Tây Ban Nha) còn lưu giữ một số bản gốc tư liệu liên quan đến Việt Nam, trong đó có thư viết tay của Francisco de Pina vào năm 1623 gửi về Macao, trong đó có những tên ghi bằng chữ Quốc ngữ tại Dinh Chiêm, ông coi nơi đây tốt nhất để học tiếng Việt. Ông viết xong một tiểu luận về chính tả và thanh điệu, đang nghiên cứu ngữ pháp và khẳng định phiên âm theo chữ Bồ Đào Nha.
Dinh Chiêm là một trung tâm hình thành sớm của Chữ Quốc ngữ.

Sự ra đời của chữ Quốc ngữ là sản phẩm của quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa giữa Việt Nam với Phương Tây mà cụ thể là giữa tiếng Việt với chữ cái Latin mà các giáo sũ tiên phong là các giáo sĩ Dòng Tên người Bồ Đào Nha đã dùng hệ thống chữ cái Latin để ghi âm tiếng Việt cho nhu cầu học tiếng Việt và truyền giáo. Tất nhiên có sự tham gia tích cực của người Việt. Đây là cả một quá trình, một hiện tượng xa  hội mang tính cộng đồng, diễn ra từ nhiều nơi, nhiều lúc, với sự tham gia của nhiều người. Chỉ đến khi chữ Quốc ngữ xuất hiện và được ghi lại trên một số văn batn thì mới hình dung được những sản phẩm đầu tiên ở buổi sơ khai.

Linh mục Gioan Võ Đình Đệ đưa ra một hình ảnh: Coi chữ Quốc ngữ như một dòng sông không ngừng chảy trong lòng dân tộc. Dòng sông đó không chỉ có một nguồn từ một con suối mà do nhiều con suối tạo nên. Ba trung tâm đã góp phần tạo nên quá trình hình thành chữ Quốc ngữ đó là: Nước Mặn, Hội An, Dinh Chiêm với tên tuổi của Francesco Buzomi, Christoforo Borri, Francisco de Pinna, trong những năm 1618-1623 rồi tiếp theo là Alexandre de Rhodes, Gaspar Luiz, Antonio de Fontes những năm 1625-1626. Đây có thể coi là 3 dòng suối tạo nên dòng sông chữ Quốc ngữ.

Nếu xét sâu về văn bản có chữ Quốc ngữ ở tại 3 trung tâm này thì Nước Mặn có phần sớm hơn với sự hiện diện của cuốn sách năm 1621 của Borri xuất bản năm 1631.

Chữ Quốc ngữ xuất hiện sớm ở Nước Mặn thuộic phủ Qui Nhơn còn nhơ vai trò bà đõ của Khám Lý Trần Đức Hoà. ( Được miêu tả rõ trong cuốn sách của Borri. Theo ông, chính ngài Trấn thủ Trần Đức Hoà đã đón Pinna, Borri, Buzomi từ Hội An vào Qui Nhơn, rồi đưa về lưu trú tại Nước Mặn. Khám lý còn chu cấp tiền của, thực phẩm cho họ và cho xây dựng một nhà thờ đầu tiên ở Nước Mặn, tạo mọi điều kiện thuật lợi cho sự lưu trú và truyền giáo. Trong sách Borri ca ngợi chính sách mở cửa và ưu ái của các chúa Nguyễn lúc đó là Chua Sãi Nguyễn Phúc Nguyên (1563-1635: làm Chúa 1613-1635). Chúa Nguyễn Phúc Nguyễn được Chua Tiên Nguyễn Hoàng ( 1525-1613, làm Chúa 1558-1613) cử vào làm trấn thủ Dinh Quanh Nam năm 1602. Khi Chúa Nguyễn Hoàng mất năm 1613 thì lên ngôi Chúa. Để xây dựng lực lượng trên đất Thuận Quảng đủ sức ứng phó với chúa Trịnh ở phía Bắc, chúa Nguyễn Hoàng và Nguyễn Phúc Nguyên đã thực hiện nhiều chính sách tích cực để phát triển kinh tế, củng cố xã hội và mở cửa giao thương với cho thuyền buôn nước ngoài ra vào buôn bán. Chủ trương này ảnh hưởng rất lớn đến sự ra đời và phát triển các cảng Thị ven biển, sông và hoạt động của các giáo sĩ phương Tây. Trong chủ trương đó Khám Lý Trần Đức Hoà có chính sách thái độ đãi ngộ ưu ái với các giáo sĩ phương Tây hoạt động trên địa phận của mình, đặc biệt là cảng Thị Nước Mặn.

Trên cơ sở các chứng cứ hiện có có thể kết luận: Chữ Quốc ngữ trong trạng thái phôi thai, ra đời sớm nhất ở ba trung tâm: Nước Mặn, Hội An, Dinh Chiêm, trong đó Nước Mặn có phần sớm hơn.

Chữ Quốc Ngữ – Phôi thai tại Bình Định, hay Bình Định chính là cái nôi chữ Quốc ngữ!

 

 

 

Facebook
Twitter
LinkedIn

BÌNH LUẬN

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Chuyên mục

Gọi ngay để được tư vấn

Hoặc gửi yêu cầu tư vấn

Goldenlife sẽ liên hệ lại với bạn.

Scroll to Top

ĐẶT TOUR: CHỮ QUỐC NGỮ Ở NƯỚC MẶN, TUY PHƯỚC, BÌNH ĐỊNH

Để đăng ký tour Quý khách vui lòng điền thông tin

Thông tin khác hàng

Chúng tôi sẽ liên lạc lại để tư vấn và hỗ trợ thanh toán. Cảm ơn bạn đã lựa chọn dịch vụ của chúng tôi