TIỂU CHỦNG VIỆN LÒNG SÔNG, NHÀ IN LÒNG SÔNG – CÓ CÔNG PHÁT TRIỂN CHỮ QUỐC NGỮ

Trang chủ » Cẩm nang DL Quy Nhơn » TIỂU CHỦNG VIỆN LÒNG SÔNG, NHÀ IN LÒNG SÔNG – CÓ CÔNG PHÁT TRIỂN CHỮ QUỐC NGỮ

TIỂU CHỦNG VIỆN LÒNG SÔNG, NHÀ IN LÒNG SÔNG – CÓ CÔNG PHÁT TRIỂN CHỮ QUỐC NGỮ

Tiểu chủng viện Lòng Sông hay còn gọi Nhà thờ Lòng Sông là một quần thể kiến trúc cổ kính theo phong cách Gothic của Châu Âu, ta thường thấy kiến trúc này ở các Thánh đường, Tòa Thị chính, Cung điện với vẻ đẹp uy nghi, thanh thoát.

Tiểu chủng viện Lòng Sông ẩn hiện sau những hàng sao đại thụ trên trăm năm tuổi. Phía trước mặt chính, là hạ lưu của hệ thống sông Hà Thanh, mang nước từ thượng nguồn đổ về Đầm Thị Nại.

Tiểu Chủng viện Lòng Sông là tên gọi đầu tiên được dùng để chỉ dải đất bồi giữa hai nhánh sông Hà Thanh. Sau này dân cư đến ở đông, lập thành làng nên cũng có tên gọi khác: Làng Sông.

Golden Life tìm hiểu về nhà in Chữ Quốc Ngữ đầu tiên tại Chủng viện Lòng Sông và tác động có nó đối với sự phát triển của Chữ Quốc Ngữ
Golden Life tìm hiểu về nhà in Chữ Quốc Ngữ đầu tiên tại Chủng viện Lòng Sông và tác động có nó đối với sự phát triển  Chữ Quốc Ngữ

Trải qua thời gian, nhánh sông phía bắc đã bị sa bồi lấp dần thành một con mương nhỏ, vẫn còn lại dấu vết xưa Bầu Tân Quán, có hình dáng của một khúc sông lớn đổ ra đầm Thị Nại.

Tên gọi Lòng Sông dùng để chỉ quần thể kiến trúc tọa lạc trên diện tích gần 33 ngàn mét vuông. Gồm 2 khu. Trong quá khứ khu phía đông là Chủng Viện Lòng Sông. Khu phía Tây là cơ sở Nhà Chung gồm Tòa Giám Mục, sở quản lýnhà in Chữ Quốc ngữ.

Cùng tìm hiểu về cái tên Chủng viện, Chủng nghĩa là nuôi dưỡng mầm giống. Viện là nơi chỗ. Chủng viện là nơi đào tạo các ứng sinh linh mục của giáo hội Công giáo.

Chủng viện được giáo hội Roma chính thức thiết lập. gồm 2 cấp: Tiểu chủng viện và Đại chủng viện.

Tiểu chủng viện là nơi đào tạo các tiểu chủng sinh cấp trung học, để chuẩn bị bước vào Đại chủng viện.

Đại chủng viện là nơi đào tạo các đại chủng sinh cấp đại học và trên đại học để trở thành linh mục. Đại Chủng viện Quy Nhơn hiện không còn hoạt động. Trường Đại Học Quy Nhơn đang sử dụng làm Thư viện của trường này.

Tiểu chủng viện Lòng Sông và sự phát triển của Chữ Quốc ngữ
Tiểu chủng viện Lòng Sông và sự phát triển của Chữ Quốc ngữ

Địa phận Tông Tòa Đàng Trong được thành lập năm 1659. Cho đến thời kỳ Đức Giám Mục Stephanp Cuenot Thể về ở tại Gò Thị vào năm 1839, chưa có chủng viện nào được thành lập tại giáo phận Quy Nhơn ngày nay.

Nhà thờ Gò Thị - Từng được đặt Toà Giám Mục
Nhà thờ Gò Thị – Từng được đặt Toà Giám Mục

Sau công nghĩa địa phận Đàng Trong được Đức cha Stephano Cuenot Thể tổ chức tại Gò Thị năm 1841, Đức cha đã lập một Chủng viện tại Tùng Sơn, Quảng Nam, một tại Mương Lỡ và một tại Lòng Sông Bình Định

Nhà thờ Gò Thị Tuy Phước, Bình Định - Nơi từng đặt Tòa Giám Mục của giáo phận Đàng Trong
Nhà thờ Gò Thị Tuy Phước, Bình Định – Nơi từng đặt Tòa Giám Mục của giáo phận Đàng Trong

Tiểu Chủng viện Lòng Sông được thành lập chính xác ngày tháng năm nào hiện nay vẫn chưa tìm được tư liệu. Chỉ biết chính xác vào khoảng từ năm 1841 – 1850

Các Chủng viện Tùng Sơn, Mương Lỡ, Làng Sông sinh hoạt ổn định cho đến năm 1859. Sau sắc lệnh thi hành cấm đạo gắt gao, Đức cha Cuenot Thể cho giải thể Chủng viện Tùng Sơn, Mương Lỡ, chỉ còn Chủng viện Làng Sông. Đến năm 1862 tình hình cấm đạo gắt gao, Cha PhaoLo Châu – Giám đốc Chủng viện Lòng sông bị bắt và chịu xử trãm Chủng viện Lòng Sông không còn sinh hoạt nữa.

Đến thời kì từ 1864 – 1878 Đức Cha Eugene Charbonnier Trí đã tái thành lập Chủng viện Làng Sông.

Vào năm 1885 toàn bộ Chủng viện vị Văn Thân tiêu hủy cùng các hài cốt các vị tử đạo được lưu giữ tại đây.

Team Golden Life đi tìm hiểu Cội Nguồn Chữ Quốc Ngữ hành trình từ Nước Mặn đến Lòng Sông
Team Golden Life đi tìm hiểu Cội Nguồn Chữ Quốc Ngữ hành trình từ Nước Mặn đến Lòng Sông

Năm 1891 Đức cha Francois Xavier Van Camelbeke Hân ( 1884 – 1901 ) xây dựng lại Chủng viện Lòng Sông bằng những ngôi nhà mái tranh để kịp thời làm nơi sinh hoạt.

Riêng Nhà nguyện của Chủng viện được xây dựng bằng gạch khá đẹp và kiên cố vào năm 1892 vẫn còn tồn tại cho đến nay dù trải qua bao cơn bão tố. Hệ thống cửa và nội thất của Nhà nguyện đều bằng gỗ quý. Ba cửa ở mặt tiền, các khung trên cửa sổ, các tán hoa trên đầu trụ cột và bàn thờ đều được trạm trổ công phu.

Sau khi xây dựng nhà nguyện, 14 cây sao đã được trồng thành 2 hàng hướng nam – bắc dọc theo 2 lối đi chính giữa ngay trước mặt Nhà nguyện hướng ra cổng chính của Chủng viện. Mỗi bên 7 cây. Tính đến năm 2023, ngôi Nhà nguyện và các cây sao lớn vừa trên 131 tuổi.

  • Đến năm 1925 đức cha Damien Grangeon Mẫn cho xây lại 2 khối nhà 2 tầng theo kiến trúc phương Tây do cha Charles Dorgeville thiết kế.

Công trình được hoàn thành vào ngày 21 tháng 9 năm 1927 và tồn tại cho đến nay, cùng với hai hàng cây sao được trồng hai bên lối đi phụ dọc theo bờ tường phía trước theo hướng đông tây.

Đến năm 2027 hai khối nhà hai bên nhà nguyên và hai hàng cây sao này sẽ tròn 100 năm tuổi.

Chủng viện Lòng Sông có những thời kỳ vừa là Tiểu Chủng viện vừa là Đại Chủng viện.

Mặt sau cổng chính có ghi hàng chữ La tinh MARIE DUCE có nghĩa là nhờ Mẹ Marie hướng dẫn,dòng chữ ấy quay vào phía trong khuôn viên chủng viện như nhắc nhở các chủng sinh phải luôn noi gương theo sự hướng dẫn của Mẹ Marie trên hành trình tu học tại đây cũng như mai ngày ra khỏi Chủng viện để sống và làm việc ở những nơi khác.

Trước mặt nhà nguyện là tượng thánh cả Giuse, bổn mạng của chủng viện, tay trái cầm nhánh hoa huệ tương trưng cho sự tinh khiết, tay phải cầm thước vuông của thợ mộc tương trưng sự công chính và ngay thẳng. Đó là những đức tính quan trong mà chủng sinh được đào tạo theo gương Thánh cả.

Với tư cách bổn mạng Thánh Cả Giuse không những gương mẫu, mà còn là người Cha, là Đấng phù trợ che chở cho Chủng viện.

Hiện nay Tiểu Chủng viện Lòng Sông không còn là nơi đào tạo các chủng sinh nữa, được giáo phận Qui Nhơn giao cho Hội dòng Nữ Tỳ Chúa Giuse Tình Thương, một hội dòng đang trên tiến trình thành lập thuộc quyền giáo phận Qui Nhơn, sử dụng làm nhà Mẹ, cho đến khi hội dòng xây dựng nhà Mẹ của riêng mình.

Nhân dịp năm Thánh Giáo Phận ( 2017 – 2018 ) Chủng viện được trùng tu , tuy vậy vẫn bảo tồn trọn vẹn kiến trúc và đường nét cổ kính của Nhà nguyện trung tâm cộng 2 khối nhà hai tầng hai bên.

  • Sau khi nhận địa phận Đông Đàng Trong vào năm 1865, Đức Cha Eugene Charbonnier Trí ở tại Gia Hưu vài năm, sau đó Ngài về Lòng Sông. Tòa giám mục được đặt tại Lòng Sông từ 1865 cho đến 1931 thì chuyển về Quy Nhơn.

Tại Lòng sông, Đức Cha cũng thiết lập một nhà in. Đây là 1 trong 3 nhà in sách Chữ Quốc ngữ đầu tiên ở Việt Nam: Gồm Nhà in Tân Định – Sài Gòn, nhà in Ninh Phú – Hà Nội, và nhà in Lòng Sông, Tuy Phước Bình Định

  • Năm 1885 dưới thời Đức Cha Francois Xavier Van Camelbeke Hân,Tòa giám mục  và nhà in đã bị Văn Thân thiêu hủy cùng với chủng viện.

Năm 1887, sở quản lý là cơ sở được tái thiết đầu tiên tại làng sông, tiếp theo là tòa giám mục.

Năm 1904 Nhà in Làng sông được Đức cha Damien Grangeon Mẫn cho tái thiết và được giao cho linh mục Paul Maheu làm giám đốc. Cha Paul Maheu học nghề in tại Hồng Koong, thông thạo kĩ thuật in ấn nên được cử về Lòng sông điều hành hoạt động nhà in.

Tháng 5 năm 1913 cha về Pháp chữa bện đến năm 1919 cha trở lại tiếp tục điều hành và phát triển nhà in. Ngoài cha Maheu, còn có một số cha khác , đặc biệt cha Charles Dorgeville là 1 giáo sư, 1 chuyên viên cơ khí tài năng, 1 thợ điện lành nghề và nhất là 1 công trình sư đã thiết kế 2 khối nhà 2 tầng của chủng viện Lòng Sông

Nhờ có các nhà quản lý và chuyên viên kĩ thuật giỏi, các thiết bị in ấn hiện đại lúc bấy giờ mà nhà in Lòng sông đã in 18 nghìn tờ báo định kỳ, 1 ngàn bản sách các loại, 32 ngàn ấn phẩm khác. Riêng tờ Lời Thăm, bán nguyệt sang dành cho các thầy giảng, được 1 ngàn 5 trăm bản, phát hành cả Đông Dương, Tổng cộng ấn phẩm của Lòng Sông trong năm lên đến hơn 63 ngàn bản với hơn 3 triệu trang in.

Ngoài in sách báo đạo để xây dựng đức tin và góp phần vào việc truyền giáo, nhà in còn xuất bản sách báo phục vụ chương trình giáo dục phổ thông, đào tạo ngành nghề, phát huy văn hóa.

Ngoài những sách bằng chữ La tinh, tiếng Pháp, nhà in Lòng Sông còn in 1 số lượng lớn sách quốc ngữ đa dạng thể loại, góp phần phát triển và hoàn thiện Chữ Quốc Ngữ.

Nước Mặn là Cái Nôi hình thành Chữ Quốc Ngữ
Nước Mặn là Cái Nôi hình thành Chữ Quốc Ngữ

Du khách ngày nay đến với Lòng Sông – Noi có công rất lớn trong việc phát triển chữ quốc ngữ vào cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20, du khách sẽ ngược dòng thời gian quay về đến đầu thế kỉ 17 để đến với nơi khởi đầu công cuộc truyền giáo tại giáo phận Qui Nhơn và cũng là Cái Nôi của Chữ Quốc Ngữ Việt Nam, đó là Nước Mặn.

Golden Life Travel hân hạnh và xúc động khi chia sẻ với quý độc giả về một địa danh lịch sử quan trọng của Việt Nam, trong việc phát triển, mở rộng Chữ Quốc ngữ và trong hành trình truyền bá Đạo Công Giáo vào Việt Nam.

Chúng tôi hạnh phúc được chia sẻ lịch sử theo góc nhìn người làm du lịch.

Cảm ơn sự giúp đỡ tài liệu và sự chia sẻ tận tâm của Linh mục Đỗ Đình Đệ – Tòa Giám Mục Quy Nhơn

Golden Life Travel Media Team

Mời bạn tham khảo Daily Tour Quy Nhơn/ Tour trong ngày của Golden Life Travel tại : Chùm Tour Quy Nhơn Hàng ngày.

Gọi Hotline: 1900 599946 để được tư vấn và Đặt tour

Tìm hiểu về Golden Life Travel – Công ty Lữ hành uy tín Việt Nam, Since 2008

 

Facebook
Twitter
LinkedIn

BÌNH LUẬN

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Chuyên mục

Gọi ngay để được tư vấn

Hoặc gửi yêu cầu tư vấn

Goldenlife sẽ liên hệ lại với bạn.

Scroll to Top

ĐẶT TOUR: TIỂU CHỦNG VIỆN LÒNG SÔNG, NHÀ IN LÒNG SÔNG – CÓ CÔNG PHÁT TRIỂN CHỮ QUỐC NGỮ

Để đăng ký tour Quý khách vui lòng điền thông tin

Thông tin khác hàng

Chúng tôi sẽ liên lạc lại để tư vấn và hỗ trợ thanh toán. Cảm ơn bạn đã lựa chọn dịch vụ của chúng tôi